Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vắc xin phế cầu là gì? Có nên tiêm vắc xin phế cầu không?

Thứ tư, 26-07-2023 16:07 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Phế cầu là vi khuẩn có ở cả trẻ em và người lớn, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, hiện nay các chuyên gia y tế đang khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin phế cầu. Vậy vắc xin phế cầu là gì? Vắc xin này giúp chúng ta phòng được những căn bệnh nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Có nên tiêm vắc xin phế cầu không?

Có nên tiêm vắc xin phế cầu không?

 

Phế cầu là gì?

   Phế cầu (tên khoa học Streptococcus Pneumoniae) là vi khuẩn Gram dương có ở cả người lớn và trẻ em. Vi khuẩn này thường trú ở mũi họng của người, gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng như:

   Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 trẻ em bị tử vong do nhiễm phế cầu khuẩn. Ngoài trẻ em thì người già cũng là đối tượng dễ bị phế cầu khuẩn tấn công và gây bệnh.  Phế cầu lây lan nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và thông qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu trong người.

 

Vắc xin phế cầu là gì?

   Vắc xin phế cầu là vắc xin có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại phế cầu, giúp phòng ngừa các bệnh lý và biến chứng do các phế cầu gây ra.

   Hiện nay có 3 loại vắc xin phế cầu phổ biến nhất là:

  • Vắc xin Synflorix của Bỉ.
  • Vắc xin Prevenar 13 của Mỹ.
  • Vắc xin Pneumo 23 của Pháp.

   Về đặc điểm và ưu - nhược điểm cụ thể của từng loại vắc xin phế cầu, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

 

Các loại vắc xin phế cầu

Vắc xin Synflorix

   Vacxin Synflorix (hay còn gọi PCV10) có xuất xứ từ Bỉ. Vắc xin này có khả năng ngừa được 10 chủng phế cầu phổ biến nhất là: 6B, 7F, 9V, 1, 4, 5, 14, 18C, 19F và 23F.

 

Vắc xin Synflorix giúp phòng ngừa 10 chủng phế cầu

Vắc xin Synflorix giúp phòng ngừa 10 chủng phế cầu

 

   Vắc xin Synflorix được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Phác đồ tiêm PCV10 phụ thuộc vào độ tuổi tiêm mũi đầu tiên của trẻ.

   Về vị trí tiêm, trẻ nhỏ thường được tiêm ở mặt trước đùi và trẻ 4 - 5 tuổi được bác sĩ tiêm ở vùng cơ delta cánh.

Vacxin Prevnar 13

   Vacxin Prevnar 13 còn được gọi là PCV13 do công ty Pfizer của Mỹ sản xuất. Loại vắc xin này giúp phòng ngừa 13 chủng phế cầu phổ biến nhất là 1, 3, 4, 5, 6A, 6B. 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F.

   Vắc xin phế cầu Prevnar 13 có chỉ định dùng cho cả trẻ em (từ 6 tuần tuổi trở lên), người già và người trưởng thành. Vắc xin này dùng được cho những người mắc bệnh mãn tính như lao phổi, tiểu đường, COPD,...

Vacxin Pneumovax 23

   Vacxin Pneumovax 23 hay còn gọi là vacxin PPSV23 được chế tạo tại Pháp.  Loại vắc xin này giúp phòng ngừa 23 chủng phế cầu khác nhau. Vắc xin PPSV23 phòng ngừa được nhiều bệnh hơn PCV13 nhưng lại không ngừa được bệnh viêm tai giữa và viêm phổi.

   Thêm nữa, hiệu quả PPSV23 sẽ giảm từ từ theo từng năm. Vì vậy, phần lớn những người tiêm phòng loại vacxin này sẽ được chỉ định tiêm mũi nhắc lại sau 5 năm.

 

Vắc xin phế cầu giúp phòng ngừa những bệnh nào?

    Dưới đây là một số bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vắc xin phế cầu:

Viêm tai giữa

   Đây là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là do phế cầu khuẩn. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể bị suy giảm thính lực, viêm màng não, thủng màng nhĩ, mặt liệt, áp xe,... nặng hơn là tử vong.

Viêm phổi

   Viêm phổi là căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi,  nguyên nhân chủ yếu là do phế cầu. Vi khuẩn phế cầu xâm nhập rất nhanh vào đường hô hấp, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và gây viêm phổi.

   Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng như thần kinh chậm phát triển, điếc, mù,...thậm chí là tử vong.

 

Phế cầu có thể gây ra viêm phổi

Phế cầu có thể gây ra viêm phổi

 

Viêm màng não

   Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Nhiễm trùng huyết

   Người bệnh bị nhiễm trùng huyết khi phế cầu khuẩn đi vào trong hệ tuần hoàn máu. Theo đó, các cơ quan liên đới như thận, gan sẽ bị tổn thương bởi vi khuẩn, làm cho cơ thể dần trở nên kiệt quệ.

   Nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khiến cơ thể thiếu oxy. Trong nhiều trường hợp, bệnh khiến máu không thể lưu thông tới các cơ quan nội tạng, các chi. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn đông máu.

 

Tác dụng phụ

   Sau khi tiêm vắc xin phế cầu, người tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Sưng, đau, nóng, đỏ tại vị trí tiêm.
  • Đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ (khoảng 38oC - 39oC).
  • Kích ứng da như phát ban hoặc ngứa da.
  • Đau cơ.
  • Những ngày sau khi tiêm, trẻ có thể chán ăn hoặc ăn không thấy ngon.
  • Trẻ bị tiêu chảy, thường xuyên nôn ói và quấy khóc.

   Thông thường các tác dụng phụ này sẽ tự biến mất sau tiêm khoảng 48 giờ nhưng các bạn cũng không nên chủ quan. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Đối tượng không nên tiêm vắc xin phế cầu

   Những đối tượng sau đây không nên tiêm ngừa vacxin phế cầu khuẩn:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêm loại PPSV23.
  • Người đã có phản ứng dị ứng với mũi tiêm vacxin phế cầu trước đó, hoặc bị bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Người bị dị ứng hoặc phản ứng nặng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin.
  • Đang sốt nặng hoặc bị cảm lạnh nghiêm trọng. Hãy trì hoãn việc tiêm vacxin cho đến khi cảm thấy khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm ngừa.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.
  • Người bị các bệnh nhiễm trùng hoặc sốt rét.
  • Người bị các vấn đề về máu, như ung thư máu hoặc đang hóa trị, xạ trị.

 

 Không tiêm vắc xin Pneumovax 23 cho trẻ dưới 2 tuổi

Không tiêm vắc xin Pneumovax 23 cho trẻ dưới 2 tuổi

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm những thông tin liên quan đến vắc xin phế cầu. Bạn hãy chủ động tiêm ngừa cho bản thân và những người thân trong gia đình để phòng ngừa sự tấn công của phế cầu nhé!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222