Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người đàn ông bị ảo giác nghiêm trọng do chứng sảng rượu

Thứ tư, 22-05-2024 14:31 PM

Mục lục [Ẩn]

 

  Uống rượu từ năm 36 tuổi, sau 2 ngày dừng rượu đột ngột, ông Tùng (hiện nay 55 tuổi) bị run, vã mồ hôi, co giật, loạn thần nặng. Theo các bác sĩ chẩn đoán, ông bị mắc chứng sảng rượu.

 

Người đàn ông bị ảo giác nghiêm trọng do chứng sảng rượu

Người đàn ông bị ảo giác nghiêm trọng do chứng sảng rượu

 

Người đàn ông bị ảo giác nghiêm trọng do chứng sảng rượu

   Ông Tùng hiện đang được điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau cơn sảng rượu, ông bị khó ngủ, vật vã, đi lại khó khăn.

   Được biết, ông Tùng uống nhiều rượu và trở nên nghiện sau khi bị tai nạn lao động vào năm 36 tuổi. Lúc ấy, ông uống cả ngày lẫn đêm, đi ngủ thì để chai rượu ở chân giường, mỗi khi thèm lại ngó đầu xuống tu vài ngụm. Dần dần, tình trạng nghiện rượu của ông Tùng trở nên nặng hơn, mỗi ngày uống khoảng một lít. Thậm chí, khi không có tiền mua rượu, ông Tùng bán tài sản trong nhà hoặc đi khắp làng xin tiền.

   Thấy sức khỏe chồng xấu dần, vợ ông khuyên chồng bỏ rượu nhưng ông lại thẳng thừng tuyên bố “bỏ vợ chứ không bao giờ bỏ rượu”. Vì vậy, mỗi lần ông Tùng  mang chai rượu về, bà lén đổ một nửa đi, cho thêm nước vào với hy vọng "rượu nhạt, đỡ hại".

   Cách đây một tháng, ông Tùng mệt nhiều, xuất hiện các cơn loạn thần. Buổi tối, ông không ngủ, nói nhảm, cầm điếu cày đi lại quanh nhà. Ban ngày, lúc không uống rượu, ông lột đồ, chạy ra đường gào thét.

   Thấy chồng có các triệu chứng nguy hiểm, bà Hạnh khuyên ông đi viện kiểm tra nhưng ông nhất quyết phản đối. Cuối cùng, bà và các con phải giữ ông lại, lôi lên xe, chở đến bệnh viện.

    Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần, ông Tùng nhập viện ngày hai sau ngừng rượu với các biểu hiện của hội chứng cai rượu rất rõ. Người bệnh run, vã mồ hôi, co giật, loạn thần nặng. Ông cũng đang gặp thêm rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như thay đổi tính cách, không làm được bất cứ việc gì cho gia đình, thậm chí mất nhu cầu tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị viêm phổi nặng, phải truyền kháng sinh ngay do suy giảm miễn dịch vì rượu.

 

Sảng rượu là gì?

   Sảng rượu là tình trạng thường gặp ở người nghiện rượu sau một thời gian ngừng uống rượu. Đây là một cấp cứu tâm thần tối cấp, phát triển trên nền hội chứng nghiện rượu nặng. Tỷ lệ tử vong của người mắc 30% nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, đúng cách.

 

Sảng rượu là biểu hiện nghiêm trọng của hội chứng cai rượu.

Sảng rượu là biểu hiện nghiêm trọng của hội chứng cai rượu.

 

   Nguyên nhân gây ra sảng rượu là nhiễm độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu. Bệnh xuất hiện thường sau khi ngừng uống rượu từ khoảng 12 đến 48 giờ với nhiều dấu hiệu.

Bệnh nhân sảng rượu thường có 2 nhóm triệu chứng nổi bật sau:

  • Rối loạn ý thức kiểu mê sảng: Bệnh nhân mất năng lực định hướng không gian và thời gian như không phân biệt sáng - chiều, không biết mình ở đâu nhưng vẫn biết mình là ai. Có lúc họ bị mất ngủ hoàn toàn hay ngủ chập chờn vật vã với nhiều ác mộng. Đặc biệt, bệnh nhân có thể có các ảo giác như nghe thấy tiếng nói lạ trong đầu. Điều này khiến họ có những hành động lạ như cố gắng bỏ chạy, nhảy qua cửa sổ hoặc đóng cửa chặt, chui xuống gầm giường, có khi cầm dao, cầm gậy chống lại.
  • Rối loạn về thần kinh: Nhiều người bệnh có hiện tượng run rẩy, đi loạng choạng, rất dễ vấp ngã gây chấn thương. Nặng hơn, có bệnh nhân còn lên cả cơn co giật như động kinh.

   Ngoài ra, người bị sảng còn có các rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng như:

  • Ra mồ hôi đầm đìa.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi lỏng.
  • Sốt, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định..

   Phần lớn trường hợp nếu không điều trị sẽ tiến triển xấu, các triệu chứng sẽ ngày càng trầm trọng, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.

   Sảng rượu là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Người bệnh cũng cần có sự nỗ lực rất lớn từ bản thân để thành công trong quá trình điều trị bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222