Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thứ ba, 22-08-2023 16:49 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy tuyến thượng thận là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý này không rõ ràng và đặc hiệu nên nhiều bệnh nhân còn chủ quan. Vậy suy tuyến thượng thận là gì? Làm sao để phòng ngừa căn bệnh này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là gì?

 

Suy tuyến thượng thận là gì?

   Thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ, có dạng hình tam giác, nằm phía trên của hai bên thận. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng tuyến thượng thận lại đảm nhiệm nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm:

  • Phần tủy thượng thận: Tiết ra adrenalin và noradrenalin để duy trì huyết áp, nhịp tim cho cơ thể.
  • Phần vỏ thượng thận: Tiết ra mineralocorticoid (corticoid chuyển hóa muối nước), glucocorticoid (corticoid chuyển hóa đường) và androgen. Đây là những hormone rất quan trọng với cơ thể.

   Suy tuyến thượng thận là tình trạng chức năng vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn làm giảm sản xuất glucocorticoid, mineralocorticoid và androgen. Từ đó, bệnh lý này cản trở quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

   Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn.

 

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận

   Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận được chia thành 2 loại:

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận nguyên phát

   Suy tuyến thượng thận nguyên phát là tình trạng vỏ tuyến thượng thận bị tổn thương nên không sản xuất đủ hormone. Các nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận nguyên phát là:

  • Bệnh tự miễn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh diễn ra do hệ miễn dịch hiểu nhầm vỏ thượng thận là một cơ quan lạ nên tấn công và phá hủy nó.
  • Lao thượng thận, nhiễm khuẩn tuyến thượng thận.
  • Bệnh di truyền.
  • Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.
  • Ung thư xâm lấn tuyến thượng thận.
  • Loạn dưỡng chất trắng.
  • Sử dụng các thuốc làm giảm tổng hợp cortisol như: ketoconazol, aminoglutethimide…

 

Suy tuyến thượng thận nguyên phát do cắt bỏ tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận nguyên phát do cắt bỏ tuyến thượng thận

 

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận thứ phát

   Trong tuyến yên có một loại hormone tên là adrenocorticotropin (ACTH) đóng vai trò kích thích vỏ thượng thận sinh ra hormone. Khi tuyến yên không sản xuất đủ ACTH sẽ gây giảm glucocorticoids và androgen, tức là gây suy tuyến thượng thận thứ phát dù tuyến này không bị tổn thương.

   Các nguyên nhân dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát là:

  • Sử dụng corticoid trong thời gian kéo dài, như bệnh nhân hen suyễn, viêm khớp dạng thấp…
  • Tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên như nhiễm khuẩn, viêm, chấn thương, có khối u, hoại tử tuyến yên,...

 

Dấu hiệu suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận cấp

   Suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần được phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt. Bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận cấp thường có những dấu hiệu sau:

  • Da nhợt nhạt, lạnh, cảm giác nhớp nháp.
  • Đổ nhiều mồ hôi không kiểm soát.
  • Nôn mửa, tiêu chảy nặng.
  • Mất nước nghiêm trọng và không đáp ứng tốt với các biện pháp bù nước thông thường.
  • Thở nhanh, khó thở, chóng mặt đi kèm với đau đầu dữ dội.
  • Suy yếu cơ bắp nghiêm trọng.
  • Buồn ngủ nặng, mất ý thức.

Suy tuyến thượng thận mạn

   Các dấu hiệu suy tuyến thượng thận mạn là:

  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Da sạm màu, đặc biệt vùng núm vú, miệng, trực tràng, bìu, âm đạo bị xanh đen.
  • Sụt cân, chán ăn không rõ nguyên nhân, thèm ăn muối.
  • Thường xuyên bị buồn nôn, nôn mửa, bụng cồn cào khó chịu, tiêu chảy.
  • Đau cơ, chuột rút.
  • Huyết áp thấp, hạ đường huyết, nhịp tim cao.
  • Nữ giới bị vô kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Có cơn đau đột ngột ở lưng hoặc ở dưới chân;

   Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh nhân suy tuyến thượng thận có thể xuất hiện các đợt suy thượng thận cấp đe dọa đến tính mạng.

 

Da bệnh nhân suy tuyến thượng thận mạn bị sạm màu

Da bệnh nhân suy tuyến thượng thận mạn bị sạm màu

 

Biến chứng suy tuyến thượng thận

   Một số biến chứng suy tuyến thượng thận thường gặp là:

Hạ huyết áp

   Suy tuyến thượng thận kéo dài gây ra hạ huyết áp tư thế. Tức là bệnh nhân có cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi thay đổi tư thế (từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng).

Yếu ớt, gầy sút

   Khi tuyến thượng thận suy yếu, lượng hormone cortisol tiết ra không đủ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng, bệnh nhân trở nên yếu ớt, gầy gò hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể sụt từ 2 - 10kg trong vòng vài tuần do mất quá nhiều muối qua đường nước tiểu.

Rối loạn tiêu hóa

   Bệnh nhân đau bụng âm ỉ do chức năng của hệ tiêu hóa không đảm bảo. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục

   Nồng độ cortisol giảm khiến nữ giới có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, nam giới bị rối loạn cương dương.

   Ngoài ra, bệnh còn  gây ra các biến chứng khác như bồn chồn, rối loạn tâm thần, khó tập trung,...

 

Các phương pháp điều trị suy tuyến thượng thận

   Tùy vào thể bệnh suy tuyến thượng thận (nguyên phát hay thứ phát) của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ khác nhau. Cụ thể:

Thay thế hormone

  • Liệu pháp này được sử dụng kéo dài cho cả bệnh nhân suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát.
  • Bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc hormone (glucocorticoid và mineralocorticoid) để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được.
  • Liệu trình bắt đầu bằng truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) và uống thuốc corticosteroid.
  • Nếu bệnh nhân bị stress, không dung nạp với corticoid đường uống thì phải sử dụng thuốc đường tiêm bắp.

Điều trị khác

   Phác đồ khác nhau cho từng bệnh nhân.

 

Lưu ý cho bệnh nhân suy tuyến thượng thận

   Bệnh nhân suy tuyến thượng thận nên chú ý:

  • Người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc bất cứ khi nào thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường để được điều chỉnh thuốc, phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ: Uống thuốc đủ liều theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể điều chỉnh lượng thuốc uống cho phù hợp với giai đoạn.
  • Khi gặp stress, cần báo ngay với bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc vì lúc này cơ thể không đáp ứng với corticoid dạng uống.
  • Nên giữ tinh thần luôn thoải mái, có lối sống lành mạnh.
  • Ăn đồ ăn có lượng đạm cao: Do bệnh nhân bị suy thượng thận cơ thể sẽ thiếu hụt glucose. Do đó, bệnh nhân cần bổ sung protein và các chất béo tốt như cá, thịt, trứng,...
  • Ăn các thực phẩm giàu  vitamin C,  vitamin nhóm B.
  • Đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Nên tập thể dục nhưng không quá sức, thường là đi bộ hoặc tập yoga…

 

Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

 

Phòng bệnh suy tuyến thượng thận

   Để phòng bệnh suy tuyến thượng thận, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Không tự ý mua thuốc corticoid để chữa bệnh mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp phải dùng corticoid để điều trị, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng thuốc.
  • Không hút thuốc, sử dụng nhiều đồ uống có cồn vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự điều tiết hormone.
  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp kịp thời phát hiện bệnh.
  • Người có các bệnh lý về cầu thận cần được điều trị dứt điểm để tránh biến chứng nguy hiểm lên thận cũng như suy tuyến thượng thận.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ được các thông tin về căn bệnh suy tuyến thượng thận. Ở Việt Nam, nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do bệnh nhân lạm dụng corticoid trong thời gian dài. Do đó, bạn nên chú ý không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222