Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Thứ năm, 20-04-2023 15:57 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có biết, mỗi năm nước ta có khoảng 95.000 người tử vong vì căn bệnh ung thư? Điều đáng buồn hơn nữa là có đến 80% trong số đó bị sụt cân, và 30% chết vì suy kiệt cơ thể chứ không phải do khối u.

    Thống kê này cho thấy có nhiều người không hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hoặc chưa có phương pháp bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh.

    Trước thực tế đó, chúng tôi soạn thảo bài viết dưới đây để đưa ra các nguyên tắc cần nắm được trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và những lưu ý cần biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

 

Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

     Bệnh nhân ung thư không chỉ phải chiến đấu với những cơn đau do khối u chèn ép và xâm lấn, chống chọi với các liệu trình điều trị khắc nghiệt mà họ còn phải đối mặt với nguy cơ suy kiệt cơ thể rất lớn. Con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt chứ không phải do khối u đã phản ánh rất rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.

   Có rất nhiều nguyên nhân đồng thời tác động khiến bệnh nhân ung thư bị suy kiệt cơ thể như:

  • Do phản ứng phụ của quá trình điều trị: Các phương pháp hóa trị, xạ trị khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, thay đổi vị giác, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, loét niêm mạc miệng… Tất cả điều này đều khiến bệnh nhân ăn ít đi, cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt.
  • Tâm lý chán nản, lo lắng của bệnh nhân khiến họ không màng đến vấn đề ăn uống.
  • Do khối u: Khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào và mô bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ.
  • Một số quan niệm sai lầm: Nhiều người cho rằng, nếu ăn nhiều và ăn đồ bổ dưỡng sẽ khiến khối u tăng lên nhanh chóng nên bệnh nhân không dám ăn, thậm chí thực hiện chế độ ăn kiêng vô cùng khắt khe để bỏ đói tế bào ung thư.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư không đúng cách: Người bệnh ung thư cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu chỉ ăn uống như người bình thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn đến suy kiệt.

    Vì không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu trình điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng, rút ngắn thời gian sống còn lại của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của người bệnh.

    Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đúng cách là điều rất quan trọng. Nó có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu trình điều trị, giảm mệt mỏi sau mỗi lần hóa trị, xạ trị, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu nguy cơ tử vong do khối u và suy kiệt cơ thể.

    Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra 4 nguyên tắc trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư mà cả người bệnh và người nhà của họ nên nắm được.

 

Thứ nhất, bệnh nhân ung thư cần được ăn uống đa dạng, cân đối

    Bệnh nhân ung thư nên được ăn uống đa dạng với đầy đủ các nhóm chất như đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể:

- Đạm (protein): Nhóm chất này rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, nó cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của người bệnh phải đầy đủ chất đạm, đồng thời cần cân đối giữa protein động vật và thực vật, cả thịt trắng và thịt đỏ (thịt đỏ rất dồi dào sắt, kẽm và một số nguyên tố vi lượng cần thiết khác).

- Chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần phải có một lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

- Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Đồng thời, không nên cho người bệnh ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn.

- Rau quả: Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Người bệnh cần được ăn rau, củ, quả tươi, sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

  Ngoài ra, cần chú ý không cho bệnh nhân ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chiên, nướng, chế biến sẵn.

 

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh

 

Thứ hai, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn kiêng

    Những khái niệm về chế độ ăn “bỏ đói tế bào ung thư” thì khối u ác tính sẽ biến mất vì không được nuôi dưỡng, ăn nhiều thì sẽ khiến khôi u to nhanh lên đã khiến không ít bệnh nhân không dám ăn gì và thực hiện chế độ ăn kiêng rất nghiêm khắc, phản khoa học.

    Tuy nhiên, khi nhịn ăn thì cả tế bào ung thư và tế bào lành đều bị “bỏ đói” và thiếu dinh dưỡng. Lúc này, bệnh nhân có thể bị suy kiệt, không có sức chống chọi lại với khối u, không đảm bảo sức khỏe để thực hiện hóa trị liệu. Lúc này, bệnh nhân có thể chết vì suy kiệt và không được điều trị.

    Một chế độ ăn phản khoa học khác mà người bệnh ung thư không nên thực hiện theo đó là thực dưỡng (chế độ ăn không đạm, đặc biệt là nguồn đạm từ thịt động vật). Như đã trình bày ở phần trên, đạm là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể, vì vậy người bệnh không được loại bỏ chất này khỏi chế độ ăn của mình.

 

Bệnh nhân ung thư không nên ăn theo chế độ ăn thực dưỡng

Bệnh nhân ung thư không nên ăn theo chế độ ăn thực dưỡng

 

Thứ ba, bữa ăn của bệnh nhân cần được chia thành nhiều bữa nhỏ

    Bệnh nhân ung thư thường ăn không ngon miệng, chán ăn, lười ăn, hoặc mệt mỏi không thể ăn nhiều cùng lúc, nếu có khối u ở cổ họng hoặc đường tiêu hóa thì việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, để bổ sung đủ dinh dưỡng thì người bệnh cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn bù thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn chính hoặc trước khi ngủ.

    Bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng không ăn lặt vặt lai rai để đảm bảo nạp đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể.

 

Thứ 4, cần có nhiều cách bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

    Những bệnh nhân ăn uống khó khăn, hoặc không thể ăn uống qua đường miệng thì có thể được cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày (Sonde dạ dày - đặt ống thông dạ dày), ống mở ruột non hoặc qua đường tĩnh mạch để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

    Với trường hợp này, việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho bệnh nhân sẽ cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Như vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, bạn cần nhớ 4 điều đó là ăn đa dạng, không được ăn kiêng, chia thành nhiều bữa nhỏ và bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách khi cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222