Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút

Thứ năm, 24-10-2019 14:58 PM

 

 

yeu-to-tang-nguy-co-benh-gut

 

Cùng với các bệnh tim mạch và bệnh rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid và béo phì, bệnh gút ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Tỷ lệ mắc bệnh gút ở các quốc gia trên thế giới trong khoảng từ 0,1-10%. Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình định hướng cộng đồng về kiểm soát bệnh thấp khớp (COPCORD), tỷ lệ này khoảng 0,14% (năm 2003) và 1,0% dân số vào năm 2014.

Vậy bệnh Gút là gì và các yếu tố nguy cơ của bệnh Gút là gì?

1. Bệnh Gút:

Bệnh gút (hay bệnh Thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể.

Nguyên nhân:

  • Gút nguyên phát: có tính chất di truyền, liên quan đến rối loạn gen và mang tính gia đình rõ rệt, thường gặp ở nam giới (95%). Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh, chiếm 85% các trường hợp.

  • Gút thứ phát: là tình trạng tăng acid uric thứ phát do các nguyên nhân khác nhau như:

+ Tăng phân hủy purin đường ngoại sinh do ăn nhiều thức ăn có nhiều purin (thịt, phủ tạng động vật, cá, hải sản)

+ Tăng thoái hóa purin theo đường nội sinh do các tế bào trong cơ thể bị phá hủy, gặp trong các bệnh máu ác tính (leukemia, lymphoma), đa hồng cầu, tán huyết, hóa trị liệu trong điều trị ung thư hoặc sau khi dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, pyrazinamide, nicotinamide…

+ Giảm thải trừ acid uric qua thận trong các bệnh lý thận, như viêm cầu thận mạn, suy thận mạn…

Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) so với gút nguyên phát, nhưng thường nặng và khó điều trị hơn.

2. Năm yếu tố nguy cơ của bệnh Gút.

Yếu tố nguy cơ của bệnh Gút là các yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng bị mắc Gút.

Một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nào đó, có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người đó (không phải bắt buộc ai có các yếu tố nguy cơ này thì chắc chắn sẽ bị bệnh).

Thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân.

Sau đây là danh sách một số yếu tố nguy cơ chính của bệnh Gút. Trong đó có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được.

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

  • Tuổi và giới

  • Di truyền

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

  • Lối sống

  • Uống rượu, bia quá mức

  • Tăng huyết áp

  • Rối loạn lipid (mỡ) máu

  • Thừa cân, Béo phì

  • Một số loại thuốc

 2.1 Tuổi và giới: 

Nam giới có nguy cơ bệnh Gút cao hơn rất nhiều nữ giới, chủ yếu là vì nữ giới có xu hướng có mức acid uric máu thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng acid uric máu của phụ nữ có xu hướng gần bằng nam giới.

Đàn ông cũng có nhiều khả năng bị bệnh gút sớm (thường là trong độ tuổi 40 và 50) hơn phụ nữ (phụ nữ thường có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút sau mãn kinh).

 ​Nguy cơ xảy ra Gút tăng lên khi tuổi đời bạn cao hơn. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 40

2.2. Di truyền:

Những bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người có yếu tố di truyền (gia đình) bị bệnh Gút sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gút cao hơn những người khác.

Những nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (NCBI) cho biết 40% mắc bệnh gút có tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh gút. Trong hầu hết các trường hợp, phát hiện có nhiều Gen kiểm soát sự tăng nồng độ acid uric.

Yếu tố di truyền đối với nguy cơ mắc bệnh gút có sự khác nhau ở nam giới và phụ nữ. Yếu tố di truyền đóng góp một phần ba ở nam giới và một phần năm trong phụ nữ.

Cũng theo S.-J.Chang thuộc Đại học Y Kaohsiung, Đài Loan: "Nếu bạn có một người anh em song sinh mắc bệnh gút thì bạn mang một nguy cơ gấp tám lần, trong khi đó cha/mẹ hoặc con cái bị bệnh gút mang nguy cơ gấp hai lần”.

Cho đến nay giới khoa học xác định Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, chính vì thế nếu trong nhà có người bị bệnh Gout thì nguy cơ mắc bệnh Gout còn lại đối với người chung huyết thống là rất cao. Giới khoa học đã xác định 5 gen liên quan tới bệnh gout là HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6-photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3.

Chế độ ăn uống sinh hoạt không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn tạo ra vô số các gốc tự do trong cơ thể, sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào gây biến đổi chúng. Việc xác định gen liên quan tới bệnh Gout không những mở rộng vốn hiểu biết về bệnh gout mà còn góp phần mở ra hướng điều trị mới cho người bệnh.

2.3. Lối sống

Những lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn giàu purine, làm tăng nguy cơ tăng acid uric máu. Khi nồng độ acid uric máu tăng cao trong thời gian dài, vượt quá mức bão hòa, có nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại các khớp dẫn đến Gút.

  • Lối sống lười vận động: Lười vận động có nguy cơ cao gây tích tụ mỡ, thừa cân béo phì. Trọng lượng cơ thể càng lớn, càng làm chậm quá trình đào thải axit uric của thận. Nồng độ acid uric máu tăng càng cao, bệnh nhân càng có nguy cơ mắc bệnh gout.

Theo các thống kê gần đây, 50 % bệnh nhân gút có thừa cân trên 20 % trọng lượng cơ thể. Tỉ lệ bệnh gút tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10 %.

  • Uống rượu quá mức (hơn 2 ly/ngày ở nam giới và hơn 1 ly/ngày ở nữ giới) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

2.4. Một số tình trạng bệnh

Một số tình trạng bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Chúng bao gồm tình trạng huyết áp cao không được điều trị và các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch.

2.5. Việc sử dụng một số thuốc:

 

thuốc gay ra bệnh gut

 

Một số loại thuốc có nguy cơ cao gây ra bệnh Gút:

  • Aspirin liều thấp: sử dụng để chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối...

Tuy nhiên, dùng aspirin liều thấp (<2g/ngày) cũng là nguyên nhân của bệnh gút thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

  • Thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc nhóm tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide...), nhóm thiazide (chlorthalodone, hydrochlorothiazide...), nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone)... Đây là nhóm thuốc cần thiết cho bệnh nhân tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp; bệnh thận (viêm cầu thận, suy thận)...

Được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư... được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp.

Trừ spironolacton là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric, tất cả các thuốc lợi tiểu đều có khả năng làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh Gút do làm giảm bài xuất acid uric qua ống thận.

Vì vậy, người bệnh phải dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu hoặc khi dấu hiệu cơn gút cấp có thể xảy ra thì phải giảm liều thuốc lợi tiểu, việc giảm liều do bác sĩ chỉ định.

  • Thuốc chống lao: Các thuốc được chỉ định trong phác đồ thuốc điều trị bệnh lao hiện nay là một trong các thủ phạm chính gây tăng acid uric máu và có thể dẫn đến bệnh gút. Cụ thể, pyrazinamid gây tăng cao acid uric, có thể khởi động cơn gút cấp sau vài tuần dùng thuốc, ethambutol làm xuất hiện các các cơn gút cấp do làm giảm thải tiết acid uric niệu.

Tuy nhiên, phản ứng tăng acid uric lại chứng tỏ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trị lao và không cần dùng thuốc hạ acid uric máu nếu chưa xảy ra cơn gút cấp.

Việc dùng thuốc điều trị lao là vô cùng cần thiết, nên người bệnh không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi có cơn đau khớp do bệnh gút cấp.

  • Một số thuốc khác: omeprazol,  các thuốc hóa trị điều trị ung thư... đặc biệt các bệnh ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng phá hủy tế bào, tăng sản xuất ra acid uric và do đó có thể gây nên cơn gút cấp tính.

 

Nắm được các yếu tố nguy cơ của bệnh Gút để hiểu hơn về bệnh và có biện pháp phòng ngừa sớm với các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đổi được, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh Gút

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bonigut+

 

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên.

Người bệnh gút nên duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ , tránh ăn quá nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ và các loại hải sản, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniGut+ với thành phần bột anh đào đen , lá húng tây (thyme leaf), hạt cần tây, lá bạc hà 15:1(juniper berry), chiết xuất hạt nhãn , chiết xuất cây bách xù (Juniper berry), chiết xuất ngưu bàng tử, chiết xuất trạch tả , hạt mã đề , chiết xuất gừng, chiết xuất rễ cây tầm ma, chiết xuất Kim sa. Sản phẩm có công dụng giúp lợi tiểu, tăng cường đào thảo acid uric ra ngoài cơ thể, hỗ trợ giảm acid uric trong máu, giúp làm giảm nguy cơ và các triệu chứng bệnh gút. Sản phẩm dành cho người trưởng thành  bị acid uric trong máu cao, người bị gout.

Tpbvsk BoniGut+  được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222