Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ ba, 28-02-2023 15:29 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nghiến răng khi ngủ là một rối loạn vận động trong giấc ngủ khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không những gây khó chịu cho người ngủ cạnh mà còn là biểu hiện của một một số bệnh lý, thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi.

 

Chứng nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng khi ngủ

 

Nguyên nhân của tình trạng nghiến răng khi ngủ

   Ngủ nghiến răng là tật nghiến răng xảy ra trong khi ngủ. Chứng nghiến răng khi ngủ và chứng nghiến răng khi thức được coi là những tình trạng riêng biệt mặc dù các hành động vật lý là tương tự.

Một thách thức quan trọng đối với chứng ngủ nghiến răng là mọi người khó nhận ra rằng họ đang nghiến răng khi ngủ. Một người đang ngủ không nhận ra sức cắn của họ, vì vậy họ càng siết chặt và nghiến răng hơn.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng nghiến răng thường có liên quan đến các yếu tố sau:

Stress dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Theo các nghiên cứu cho thấy, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Việc áp lực trong công việc, học tập, căng thẳng trong cảm xúc được coi là nguyên nhân kích hoạt hiện tượng nghiến răng trong lúc ngủ. Sự căng thẳng, lo âu dẫn đến sự kích thích các dây thần kinh, gây nên hiện tượng nghiến răng trong khi ngủ.

Thiếu chất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trường hợp kén ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng miệng.

Tuổi tác: Ngủ nghiến răng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nó thường biến mất khi trưởng thành.

Thuốc và các chất khác: Nghiến răng khi ngủ có thể là một tác dụng phụ không phổ biến của một số loại thuốc điều trị tâm thần như một số loại thuốc chống trầm cảm. Hút thuốc lá, uống đồ uống có chứa caffein hoặc rượu hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích cũng là nguyên nhân nghiến răng khi ngủ hàng đầu.

Nghiến răng khi ngủ do di truyền

Nếu thành viên trong gia đình bạn có tật nghiến răng thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc tật nghiến răng khi ngủ. Theo khảo sát, nghiên cứu thì có khoảng 21 – 50% người bị tật nghiến răng khi ngủ là do di truyền từ thành viên trong gia đình.

Các rối loạn khác: Tại sao lại nghiến răng khi ngủ? Ngủ nghiến răng có thể liên quan đến một số rối loạn sức khỏe tâm thần và y tế như bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD), động kinh, chứng kinh hoàng về đêm, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

 

Nghiến răng khi ngủ gây ra những ảnh hưởng gì?

Ảnh hưởng đến người ngủ cùng: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng.

Gây bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng, …

Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến răng khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp. Há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

 

Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục được chứng này:

 

Ngồi thiền

Ngồi thiền là biện pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả

 

Giải tỏa căng thẳng

   Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nghiến răng khi ngủ. Bạn nên tìm kiếm các giải pháp giúp xoa dịu tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ… cũng là một trong những cách giúp bạn bình tâm hơn. Ngoài ra, đừng ngại chia sẻ những phiền muộn của mình với bạn bè, gia đình. Được lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn tống khứ được những cảm xúc tiêu cực này ra khỏi tâm trí nhanh chóng.

Loại bỏ các thói quen xấu

   Nên dừng sử dụng thuốc lá, bia, rượu, cà phê vì chúng sẽ tăng nguy cơ ngủ nghiến răng, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường mệt mỏi sau khi thức dậy.

Đổi mới không gian phòng ngủ

   Việc đổi mới không gian phòng ngủ trở nên thoáng mát và ấm cúng giúp bạn dễ dàng có được giấc ngủ ngon hơn. Một đêm sâu giấc trên chiếc nệm êm ái sẽ giúp bạn tránh gặp phải các chứng rối loạn giấc ngủ như giật mình khi ngủ hoặc liên tục trở mình trong lúc ngủ. Tật nghiến răng khi ngủ cũng được giảm bớt đi đáng kể.

 

Nghiến răng khi ngủ - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nghiến răng khi ngủ - Khi nào cần gặp bác sĩ?

 

Câu hỏi thường gặp

  1. Nghiến răng khi ngủ ở người lớn có cần gặp bác sĩ không?

   Đối với những người trưởng thành khi bị nghiến răng vẫn có thể tự khắc phục bệnh hiệu quả bằng cách thay đổi các thói quen xấu cũng như kiềm chế tâm trạng, hành vi của mình.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tình trạng nghiến răng trở nên trầm trọng cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Cụ thể khi có các dấu hiệu sau đây cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể:

– Răng bị hư hỏng, mòn răng, lộ ngà nghiêm trọng.

– Đau nhức dai dẳng ở vị trí mặt, tai, xương hàm.

– Khi mở hoặc khép miệng lại gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

  1. Nghiến răng khi ngủ có làm bạn già hơn?

   Chứng nghiến răng khi ngủ ở người trưởng thành là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ và không gây nhiều nguy hại cho sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, qua các thống kê cho thấy có đến 10 – 15% bệnh nhân mắc bệnh nghiến răng khi ngủ ở mức độ nặng thường xuyên bị nhức đầu, đau cơ mặt, mỏi hàm.

Cơ hàm khi phải hoạt động quá mức sẽ gây hiện tượng phì đại khiến gương mặt không cân đối hoặc có dạng vuông. Thậm chí bị rối loạn khớp thái dương hàm, nói chuyện, ăn uống gặp nhiều khó khăn….

Xét về mặt thẩm mỹ, nếu trong suốt thời gian dài bị nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cho lớp men răng bị mài mòn, lộ ngà răng, kích thước tầng dưới mặt giảm dần khiến cho gương mặt bệnh nhân trở nên già nua so với tuổi thật.

  1. Nghiến răng khi ngủ do thiếu chất thì cần bổ sung gì?

   Đầu tiên, phải kể đến đầu tiên là canxi. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ xương và răng. Đồng thời canxi còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiết hụt canxi sẽ khiến cơ thể đối mặt với tình trạng còi xương, chậm lớn và chất lượng răng kém.

Đặc biệt, để duy trì nồng độ canxi trong máu, hỗ trợ quá trình co bóp của tim mạch diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương và răng, điều này không chỉ gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng canxi ở răng mà còn khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Từ đó dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ.

Trường hợp thiếu canxi, bạn có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như phô mai, sữa, các loại đậu, hạnh nhân, cải xoăn, rau màu xanh đậm, hải sản, …

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân gây nghiến răng. Bởi vì vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể vận chuyển canxi vào xương và răng. Để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, ngoài tắm nắng vào sáng sớm bạn có thể bổ sung thực đơn dinh dưỡng hằng ngày bằng các loại thực phẩm như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, rau xanh, …

   Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết về chứng nghiến răng khi ngủ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0243.766.2222. Xin cảm ơn

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222