Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Trẻ bị cúm A: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Thứ sáu, 15-12-2023 16:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm. Bởi sức đề kháng yếu nên chúng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, điển hình là cúm A. Điều đáng ngại là loại cúm này có triệu chứng tương đối giống với cảm cúm thông thường, nhiều cha mẹ hay chủ quan. Đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm A là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm A là gì?

 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm A

   Cúm là một bệnh cấp tính ở đường hô hấp do virus gây ra. Các loại virus cúm ở người được phân thành 3 nhóm chính là A, B và C. Trong đó, chủng cúm A (A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9) dễ gây đại dịch trên diện rộng và mức độ bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

   Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, là mục tiêu phổ biến của chủng cúm A. Khi mắc bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Sốt kèm theo đau nhức đầu
  • Ho, viêm họng nhẹ, đau nhức vòm họng.
  • Sưng hạch vùng hầu họng.
  • Hắt hơi kèm theo chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau mỏi các cơ
  • Người mệt mỏi

   Trường hợp trẻ dưới 24 tháng tuổi bị thể nhẹ, các con thường bị sốt từ 38.5 độ C trở lên, quấy khóc, mệt, ho, nôn trớ. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, cơ thể sẽ sốt cao từ 39 độ C, bỏ bú, chân tay lạnh. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì.

   Nếu tình trạng sốt cao ở trẻ bị cúm A không được xử trí kịp thời, con sẽ mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí kèm theo co giật.

 

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?

 

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?

   Cúm A dễ lây lan, triệu chứng tiến triển nhanh, dễ thành biến chứng nên nguy hiểm với trẻ nhỏ, cụ thể:

Cúm A dễ lây lan

   Các chủng virus cúm có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt khác nhau. Trong lòng bàn tay con người, virus cúm tồn tại đến hơn 5 giờ đồng hồ.

   Trẻ vô tình nhiễm virus cúm A khi bám lên lan can, tay nắm cửa, đồ chơi, bàn ghế… Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm rất cao, có thể lên đến 90% ở trẻ em và cả người lớn.

Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn, biến chứng nguy hiểm

   Các triệu chứng của trẻ bị cúm A thường giống với cảm cúm. Bởi vậy mà nhiều phụ huynh dễ bị nhầm lẫn, bỏ lỡ giai đoạn vàng để chữa trị kịp thời, khiến bệnh tiến triển nặng.

   Lúc này, trẻ bị thở gấp, khó thở, nguy cơ cao mắc viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp,... Trường hợp có thêm bệnh lý nền như hen suyễn, thừa cân béo phì, bệnh về tim mạch, các biến chứng của cúm A càng tiến triển nhanh và nặng hơn, nguy cơ tử vong.

 

 Cách phân biệt cúm A và cảm lạnh thông thường

Cách phân biệt cúm A và cảm lạnh thông thường

 

Cách phân biệt cúm A và cảm lạnh thông thường

   Để bảo vệ tốt sức khỏe cho con, các bậc phụ huynh cần nhận biết được bệnh tình mà trẻ đang mắc phải, từ đó có hướng xử trí đúng đắn.

   Với cảm lạnh thông thường, trẻ thường sốt kéo dài và nhiệt độ không quá cao. Bên cạnh đó, con ít bị các triệu chứng khác.

   Còn với cúm A, triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhiều dấu hiệu khác đi kèm như ho, đau họng, cảm giác ớn lạnh, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, nhức mỏi tay chân, tiêu chảy,...

 

Cách xử trí khi trẻ bị cúm A

   Khi nghi ngờ trẻ bị cúm A, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

   Việc cha mẹ cần làm là cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp con được điều trị tại nhà, phụ huynh nên:

  • Cách ly trẻ ở phòng riêng thoáng khí tối thiểu 7 ngày.
  • Hạn chế người thân đến thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ.
  • Khi chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc với trẻ xong cần vệ sinh tay và các vật dụng của trẻ.
  • Vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ, màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ... Nếu có biểu hiện lâm sàng bất thường cần đưa con đến cơ sở y tế khám lại ngay.

 

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A là gì?

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A là gì?

 

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A

   Khi trẻ bị cúm A, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khó chịu nên con sẽ ăn uống kém. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, cụ thể:

  • Đối với trẻ còn bú mẹ: Cần tăng cường cho bú thành nhiều cữ nhỏ trong ngày.
  • Đối với các trẻ lớn: Nên cho con ăn các thức chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: Súp, cháo, các món hầm nhừ, nước hầm rau củ...
  • Thực phẩm trong bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm để giúp cơ thể trẻ nhanh chóng phục hồi. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt bao gồm các loại thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo...
  • Nên cho trẻ bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin C như: Nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu... để tăng cường sức đề kháng.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ mất nước do sốt.
  • Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày để con dễ ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

 

Cách phòng ngừa trẻ bị cúm A

   Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh mỗi cá nhân cẩn thận: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cha mẹ cần tránh đưa trẻ đến nơi tập trung đông người, tránh cho trẻ tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi vui chơi của con với dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách cùng trẻ tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch.
  • Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp con tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm A và cách xử trí. Để phóng ngừa cho con trước những bệnh nhiễm trùng, cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách sử dụng sản phẩm uy tín từ thiên nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222