Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thừa cân, béo phì tác động đến cơ thể như thế nào?

Thứ hai, 15-05-2023 16:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu để ý, bạn sẽ thấy thừa cân và béo phì sẽ thường đi đôi với bệnh tật. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, việc có quá nhiều mỡ dư thừa còn gây ra những tác động tiêu cực đối với cơ thể của chúng ta.

    Để hiểu rõ hơn về những tác hại đó cũng như cách để giảm cân, cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Thừa cân, béo phì tác động đến cơ thể như thế nào?

Thừa cân, béo phì tác động đến cơ thể như thế nào?

 

Thế nào được coi là thừa cân béo phì?

    Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể bị tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại 1 vùng cơ thể hay toàn thân và gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe.

    Để xác định tình trạng thừa cân, béo phì, người ta sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số này được tính như sau:

 

 

    Ví dụ, 1 người cao 1m65, nặng 68kg thì chỉ số BMI= 68/(1.65x1.65) = 24.98.

   Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành (trừ phụ nữ đang mang thai) thì:

  • BMI <18.5 là có thể trạng gầy.
  • BMI từ 18.5-24.9 là bình thường.
  • BMI ≥25 là thừa cân, trong đó:
  • BMI từ 25-29.9 là tiền béo phì.
  • BMI từ 30-34.9 là béo phì độ I
  • BMI từ 35-39.9 là béo phì độ II
  • BMI từ ≥40 là béo phì độ III

    Có nhiều nguyên nhân gây thừa cân béo phì, chủ yếu là do thói quen ăn thực phẩm giàu calo và lười vận động khiến cơ thể dư thừa năng lượng. Những năng lượng dư thừa đó sẽ được tích lũy trong các cơ quan, tổ chức dưới dạng mỡ thừa. Ngoài ra, béo phì còn do một số nguyên nhân khác như di truyền, sụn tuyến giáp, thiếu ngủ.

    Những người có nguy cơ cao bị béo phì là người có thói quen ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ ăn béo, chiên rán, người lười vận động, người có xu hướng sống tĩnh tại (người bước vào tuổi trung niên, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh lý xương khớp…).

 

Hệ lụy của tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì gây ra rất nhiều vấn đề trên sức khỏe như:

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

    Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim..

    Béo phì làm rối loạn lipid máu, tăng mỡ máu, tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ gây hẹp các mạch máu, là nguyên nhân của nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, mạch tạng, mạch chi …

    Mỡ, cholesterol làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và suy tim.

    Đặc biệt, khả năng dẫn đến đột qụy ở người béo phì cao hơn nhiều lần người bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người có BMI > 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.

 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp

   Ở những người béo phì, mật độ xương khá cao nên sẽ khiến cho chất lượng xương suy giảm và rất dễ mắc bệnh về xương khớp. Béo phì góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở vị trí khác nhau như khớp háng, bàn tay, xương chậu, xương đùi, đặc biệt là với khớp gối (1). Thống kê cho thấy, ở Hoa Kỳ, hơn 31% người lớn béo phì được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp. Trong khi đó, tỷ lệ bị bệnh này ở người có chỉ số BMI bình thường chỉ là 16%.

   Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, béo phì liên quan nhiều đến bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tràn dịch khớp gối, lệch khớp gối.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp

    Béo phì ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp, có thể kể đến như:

  • Làm khả năng giãn của phổi và thành ngực bị giảm đi nhiều so với người có chỉ số BMI bình thường.
  • Khiến người bệnh mắc hội chứng giảm thông khí, khiến họ thường phải thở nhanh và nông do khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thực hiện vai trò của mình, đặc biệt là cơ hoành.
  • Làm hạn chế sự phát triển của phổi và đường thở ở trẻ em. Điều này dẫn đến phổi ở trẻ bị béo phì phát triển kém hơn và chức năng hô hấp cũng kém hơn so với trẻ không bị béo phì.
  • Khiến người bệnh hen khó kiểm soát triệu chứng, tăng tỷ lệ nhập viện (bệnh nhân hen có thể trạng béo phì có tỷ lệ nhập viện cao gấp 5 lần so với người bệnh có chỉ số BMI bình thường), giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong.

Người béo phì dễ mắc các bệnh chuyển hóa

   Người béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.

    Với bệnh tiểu đường, béo phì thúc đẩy quá trình kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 28 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường (2). Một khi đã bị tiểu đường, nếu không giảm cân, giảm mỡ máu, người bệnh sẽ sớm phải đổi mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 

Béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý

    Những người béo phì, đặc biệt là phụ nữ và trẻ ở tuổi vị thành niên sẽ dễ bị mặc cảm, tự ti với thân hình của mình. Thậm chí, họ có thể rơi vào trạng thái stress kéo dài, ám ảnh với cân nặng, hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với mọi người, tăng nguy cơ trầm cảm.

Béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư

   Người thừa cân béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, kháng insulin. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể. Các nghiên cứu đã nhận thấy có sự liên quan giữa béo phì với một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thực quản…

 

Người béo phì phải làm sao?

    Người béo phì cần thực hiện một chế độ giảm cân một cách khoa học và nghiêm túc, cụ thể:

  • Có chế độ ăn giảm cân khoa học: Chế độ ăn của bạn nạp vào lượng calo phải nhỏ hơn lượng calo cơ thể sử dụng. Tuy nhiên, bạn không được ép bản thân vào chế độ ăn kiêng quá hà khắc, thay vào đó nên từ từ áp dụng và cần đảm bảo chế độ ăn vẫn đủ dinh dưỡng cơ thể cần. Việc giảm cân quá nhanh cũng gây ra một số bệnh lý, ví dụ như gan nhiễm mỡ.
  • Nên tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để cơ thể săn chắc, hạn chế tích tụ mỡ thừa. Không nên tập luyện quá sức, cần tham khảo chế độ tập phù hợp với sức khỏe và điều kiện giờ giấc làm việc của bản thân. Những môn thể thao phù hợp cho người béo phì là: tập gym, yoga, bơi, chạy bộ, đi bộ,…
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, không ngồi quá lâu, theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.

    Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này bạn đã có những sự cảnh giác nhất định với tình trạng thừa cân, béo phì, từ đó có động lực tập luyện thể dục, tăng cường vận động cơ thể và có chế độ ăn hợp lý hơn. Chúc bạn sức khỏe!

 

( 1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3788203/

(2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3066828/

 

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222