Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nắng nóng kéo dài

Thứ sáu, 10-05-2024 16:58 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian gây đây, có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra. Theo các chuyên gia cho biết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

 

Liên tiếp vụ nghi ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

   Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (đường Trần Quang Diệu, khu phố 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Được biết, người người dân mua bánh mì tại tiệm Băng ăn vào ngày 30.4, sáng hôm sau thì có dấu hiệu tiêu chảy, nôn ói và bắt đầu nhập viện. Tính đến sáng ngày 3.5, đã có tổng cộng 469 người nhập viện cấp cứu do ăn bánh mì này.

   Cùng thời gian này, tại TPHCM cũng vừa xảy ra vụ 15 học sinh của 4 trường tiểu học tại TP Thủ Đức ngộ độc thực phẩm. Theo ghi nhận, sáng 2/5 các cháu ăn cơm cuộn mua trước cổng trường, 2,5-3 giờ sau nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ đi tiêu chảy.

   Theo chuyên gia, thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao kéo dài như hiện nay là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, đẩy nhanh quá trình phân hủy thức ăn. Trong khi đó, nhiều người có thói quen sơ chế, nấu, bảo quản thực phẩm chưa đúng; thức ăn để bên ngoài không khí nóng quá lâu..., gây nguy cơ ngộ độc lớn.

   Sở An toàn Thực phẩm TP HCM cho biết, trong quá trình đi kiểm tra, đơn vị này từng ghi nhận một số cơ sở hàng rong dùng cơm nấu từ hôm trước làm sushi, để qua đêm và sáng ra bán cho học sinh. Món này ngoài cơm còn có trứng, một số rau củ quả, sốt,... Bên cạnh đó, một số người bán thức ăn ế, hôm sau hâm nóng bán tiếp.

   Ngoài nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, việc thiếu kiến thức và ý thức về an toàn thực phẩm cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ: Nhiều người  chế biến lẫn lộn thực phẩm sống, chín; mua nguyên liệu giá rẻ không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ham lợi nhuận nên bỏ qua các quy trình đảm bảo an toàn...

 

Người dân cần làm gì để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết nắng nóng kéo dài?

   Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa để tự bảo vệ bản thân, như:

  • Rau củ quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.
  • Nên ăn ngay sau khi nấu. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Các thức ăn chín dùng lại phải được đun kỹ trở lại, bởi nếu chỉ hâm cho đến khi vừa bốc hơi là không đủ để vô hiệu hóa độc tố.
  • Tránh gây ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn, không để thực phẩm sống và chín gần nhau.
  • Rửa tay sạch trước khi chế biến và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
  • Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Thường xuyên vệ sinh lau rửa tủ lạnh sạch sẽ.
  • Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

 

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

 

   Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi, đặc biệt khi nguyên liệu không được chế biến, bảo quản an toàn, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ ngộ độc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222