Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Thứ ba, 04-07-2023 16:46 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn thế giới ngày càng trở nên nhức nhối. Bởi nó là thủ phạm gây ra hàng loạt bệnh lý tim mạch và hô hấp.

   Mới đây, các chuyên gia cho biết, ô nhiễm không khí đến từ các phương tiện giao thông còn làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cảnh báo: Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Cảnh báo: Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

 

Một số thông tin chung về chứng sa sút trí tuệ

   Sa sút trí tuệ (Dementia) là một hội chứng xảy ra khi các tế bào thần kinh chết đi nhiều, dẫn đến chức năng não bộ suy giảm. Khả năng vận động, giao tiếp, trí nhớ, tư duy, điều khiển cảm xúc,... của người bệnh đều bị giảm sút, khiến cho cuộc sống của họ bị ảnh hưởng đáng kể.

    Người bệnh thường có biểu hiện giảm khả năng ghi nhớ, nhanh quên, lẫn lộn các mốc thời gian và sự kiện đã xảy ra. Nặng hơn, họ còn có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, di chuyển, thường xuyên đi lạc đường. Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể không nhận thức được các sự việc đang xảy ra, gặp ảo giác, dễ bị kích động, thu mình, trầm cảm,....

    Trước đây, những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thường được biết đến nhất là do quá trình lão hóa, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sử dụng các chất gây nghiện, căng thẳng, stress thường xuyên, mất ngủ, thiếu máu não, rối loạn lo âu, trầm cảm,....

   Mới đây, các chuyên gia còn phát hiện, ô nhiễm không khí đến từ các phương tiện giao thông cũng có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

 

Sa sút trí tuệ là chứng bệnh phổ biến hiện nay

Sa sút trí tuệ là chứng bệnh phổ biến hiện nay

 

Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

   Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Western, London, Ontario, Canada đã phát hiện, ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Thần kinh học, tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ.

   Theo đó, các chuyên gia đã đánh giá dữ liệu từ 17 nghiên cứu kiểm tra mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ sa sút trí tuệ. Những người tham gia tất cả các nghiên cứu đều trên 40 tuổi. Trong số hơn 91 triệu người tham gia, thi có 5,5 triệu người mắc chứng mất trí nhớ (tương đương 6%).

    Các nhà khoa học cũng cho biết, nguy cơ mất trí nhớ của một người sẽ tăng 3% đối với mỗi một microgam trên một mét khối vật chất hạt mịn mà họ tiếp xúc. Chúng được gọi là bụi mịn được tạo bởi ion vô cơ, kim loại, chất hữu cơ,... Chúng có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bé hơn sợi tóc khoảng 30 lần.

   Tiến sĩ Ehsan Abolhasani cũng cho biết, bụi PM2.5 có thể thoát khỏi các tế bào miễn dịch trong phổi, đi vào máu và vượt qua hàng rào máu não. Trong não, chúng tạo ra phản ứng viêm, gây độc và làm chết các tế bào thần kinh. Ngoài ra, những ảnh hưởng của bụi PM2.5 trên tim mạch cũng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

   Tiến sĩ Abolhasani cho biết thêm, mức tăng 3% kể trên rất quan trọng về mặt lâm sàng, vì mức phơi nhiễm an toàn được khuyến nghị là khoảng 10 - 12 microgam bụi mịn cho mỗi mét khối.

   Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, nếu mức tiếp xúc trung bình hàng năm với PM2.5 tăng thêm 2 μg/m3, thì nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ cũng tăng 17%. Cùng với đó, nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cũng tăng 5%, nếu mức tiếp xúc trung bình hàng năm với nitơ oxit tăng thêm 10 μg/m3 và 2% với mức tiếp xúc nitơ dioxit tương đương.

 

Bụi mịn PM2.5 là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ

Bụi mịn PM2.5 là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ

 

Làm cách nào để phòng ngừa sa sút trí tuệ do ô nhiễm không khí?

    Theo thống kê gần đây, 99% dân số thế giới đang sống trong khu vực không đáp ứng được các hướng dẫn về chất lượng không khí của tổ chức Y tế Thế Giới WHO. Thậm chí, một số quốc gia châu Á, Ấn Độ và châu Phi đã báo cáo mức phơi nhiễm bụi mịn trung bình từ 29 - 42 microgam trên 1 mét khối.

   Điều này khiến cho ô nhiễm không khí trở thành một trong những rủi ro sức khỏe lớn nhất đến từ môi trường. May mắn, các chuyên gia cũng cho biết, ô nhiễm không khí là một trong 12 yếu tố rủi ro có thể thay đổi được của chứng sa sút trí tuệ.

    Theo đó, để giúp giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ, chúng ta cần phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại và cải thiện chất lượng không khí tại môi trường sống. Các việc cần làm gồm có:

  • Đeo khẩu trang có khả năng chống bụi mịn mỗi khi đến những nơi không khí ô nhiễm.
  • Hạn chế đốt than, rác thải, rơm rạ, hay phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng cần tránh những nơi có mật độ giao thông cao, chất lượng không khí thấp. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để theo dõi thông tin về chất lượng không khí.
  • Trồng nhiều cây xanh hơn ở trong và xung quanh nơi ở để cải thiện chất lượng không khí.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, lau chùi các bề mặt dễ bám bụi.
  • Sử dụng máy lọc khí tại nơi ở để các loại bỏ bỏ bụi mịn, các chất ô nhiễm có trong không khí.

 

   Trồng cây xung quanh nhà giúp cải thiện chất lượng không khí

Trồng cây xung quanh nhà giúp cải thiện chất lượng không khí

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222