Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

Thứ sáu, 30-06-2023 15:54 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh đồng mắc khá phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Hai tình trạng này có mối quan hệ mật thiết, thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau.

    Vậy, người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Biện pháp khắc phục tình trạng này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

 Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

 

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ

   Bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ đều là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, do thiếu hụt hoặc tăng đề kháng insulin. Gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% tổng trọng lượng của gan.

   Hai bệnh lý này có mối liên quan vô cùng mật thiết với nhau. Cụ thể:

Bệnh tiểu đường thúc đẩy gan nhiễm mỡ phát triển

   Khi đường huyết tăng cao, những phân tử đường sẽ bao phủ lên các thụ thể có chức năng loại bỏ cholesterol xấu (LDL-c, VLDL-c) của gan. Điều này làm giảm chức năng chuyển hóa cholesterol của tế bào gan. Về lâu dài, lượng mỡ tích tụ quá mức và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng này được gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu. (NAFLD).

   Đồng thời, tình trạng đề kháng insulin ở người bệnh tiểu đường còn gây rối loạn chuyển hóa lipid máu. Điều này gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Theo thống kê, có đến 60% người bệnh tiểu đường có mắc kèm mỡ máu. Mỡ máu tăng cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ làm bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn

    Lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan sẽ làm tăng tình trạng đề kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Kháng insulin tăng khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn. Chính vì vậy, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

 

Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

   Như đã nhắc đến, tiểu đường thúc đẩy gan nhiễm mỡ phát triển. Gan nhiễm mỡ lại khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Điều này khiến cho người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng của cả 2 bệnh lý này. Theo đó:

Biến chứng của tiểu đường

    Đường huyết mất kiểm soát, tăng quá cao, hoặc thay đổi lên xuống thất thường sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Biến chứng mạch máu lớn do xơ vữa động mạch: Thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tắc mạch và hoại tử chi.
  • Biến chứng mạch máu nhỏ do đường huyết cao trực tiếp làm hư hại các mạch máu: Bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận mạn, suy thận, tê bì tay chân hoặc mất cảm giác, rối loạn tiêu hóa (nuốt nghẹn, chậm tiêu, đầy bụng, táo bón, hoặc tiêu chảy), rối loạn cương dương ở nam, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở phụ nữ, tăng hoặc giảm hoạt động bàng quang,...

Biến chứng của gan nhiễm mỡ

  • Xơ gan: Có khoảng 30% người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Xơ gan xảy ra khi các mô xơ xuất hiện thay thế cho những mô gan bình thường. Mô xơ xuất hiện càng nhiều thì chức năng gan càng suy giảm.
  • Ung thư gan: Đây là biến chứng nặng nề nhất của gan nhiễm mỡ. Trường hợp được bắt gặp nhiều nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện sớm và tỷ lệ tử vong rất cao.

 

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan

 

Triệu chứng gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường

   Nhìn chung, các triệu chứng gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường cũng tương tự với người không bị tiểu đường. Các triệu chứng này có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi: Triệu chứng này khá khó nhận biết vì người bệnh tiểu đường cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Bụng có ngấn mỡ do tích tụ chất béo quanh eo.
  • Đau tức vùng bụng trên bên phải, ngay dưới xương sườn.
  • Nổi mẩn ngứa do chức năng gan giảm, chất độc tích tụ trong cơ thể.
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu.

   Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, chức năng gan sẽ kém dần đi, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

 

Điều trị bệnh tiểu đường khi mắc kèm gan nhiễm mỡ

   Gan đóng vai trò là nơi chuyển hóa đường và hầu hết các thuốc dùng để điều trị tiểu đường. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh tiểu đường ở người bị cả gan nhiễm mỡ gặp rất nhiều khó khăn khi phải khắc phục cả 2 tình trạng cùng lúc.

Thay đổi về lối sống

   Người bệnh cần tăng cường tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Việc ăn kiêng quá mức có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống và tập luyện sẽ được thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng, dựa theo từng giai đoạn của gan nhiễm mỡ.

Sử dụng thuốc

  • Insulin có thể được chỉ định ở bất cứ thời điểm nào của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng insulin cần phải dò liều và theo dõi sát sao, tránh nguy cơ hạ đường huyết.
  • Metformin được ưu tiên sử dụng ở người bệnh tiểu đường có vấn đề về gan. Loại thuốc này không trải qua quá trình chuyển hóa ở gan và được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu.
  • Thuốc đồng vận GLP-1 đường tiêm và thuốc ức chế DPP-4. Hai loại thuốc này hầu như không chuyển hóa qua gan và đào thải dưới dạng không thay đổi qua thận.
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase. Tác dụng chủ yếu trong đường tiêu hóa, sinh khả dụng toàn thân thấp và được chuyển hóa trong đường tiêu hóa.

 

Metformin được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường có gan nhiễm mỡ

Metformin được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường có gan nhiễm mỡ

 

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường

    Có thể thấy, khi đồng mắc gan nhiễm mỡ, người bệnh tiểu đường sẽ đối diện với nhiều khó khăn trong việc điều trị và có nguy cơ biến chứng cao hơn. Chính vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để đối phó với tình trạng này.

   Người bệnh tiểu đường nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa gan nhiễm mỡ sau đây:

  • Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép, không để rơi vào ngưỡng thừa cân, béo phì.
  • Không uống rượu, bia, vì chúng ảnh hưởng xấu đến cả đường huyết và chức năng gan.
  • Ăn uống lành mạnh, giảm chất béo và đường, tinh bột, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, uống nước ép rau củ.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tắm nắng thường xuyên, bổ sung lợi khuẩn để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng, stress và ngủ đủ giấc,...
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại để bảo vệ chức năng gan.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222