Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chứng ngủ rũ là gì? Cần làm gì để cải thiện?

Thứ ba, 13-06-2023 15:43 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá mức vào ban ngày dù tối hôm trước đã ngủ đủ giấc, thì rất có thể bạn đang mắc chứng ngủ rũ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là gì?

 

Chứng ngủ rũ là gì?

    Chứng ngủ rũ là 1 dạng rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo của con người. Biểu hiện điển hình của chứng ngủ rũ đó là người bệnh bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Cơn buồn ngủ thường đến đột ngột mà người bệnh không kiểm soát được nó.

    Chứng ngủ rũ thường do sự mất cân bằng hóa học trong não gây ra, chủ yếu là do người bệnh có mức hypocretin thấp. Trong đó, hypocretin là một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo.

    Đôi khi, chứng ngủ rũ có thể do khiếm khuyết di truyền gây ra, khiếm khuyết này ngăn cản sự sản xuất hypocretin. Hoặc một số ít trường hợp là do hậu quả của chấn thương tại bộ phận điều chỉnh giấc ngủ ở não.

    Những yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngủ rũ: Căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại. 

    Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Người bệnh có thể gặp tai nạn trong quá trình điều khiển xe hoặc máy móc. Hiệu suất công việc và khả năng học tập của họ cũng bị giảm thiểu đáng kể. 

 

Triệu chứng của chứng ngủ rũ

    Người mắc chứng ngủ rũ có thể có các triệu chứng cả ban ngày và ban đêm. Những biểu hiện điển hình nhất là:

Buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS)

   EDS là triệu chứng chính của chứng ngủ rũ, ảnh hưởng đến tất cả những người mắc chứng rối loạn này.

    Người bệnh có những cơn buồn ngủ thôi thúc, khiến họ không thể cưỡng lại được. Tình trạng này dễ xuất hiện trong các tình huống gây nhàm chán như ngồi nghe giảng, đọc tài liệu... Người bệnh có thể ngủ thiếp đi mà không có dấu hiệu báo trước. Sau những cơn ngủ ngắn đó, người bệnh thường sẽ cảm thấy sảng khoái tạm thời. 

 

Người bệnh bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Người bệnh bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày

 

Có những hành vi tự động

    Việc cố gắng chống lại cơn buồn ngủ có thể làm kích hoạt các hành vi tự động xảy ra một cách đột ngột mà người bệnh không hề hay biết. Ví dụ: 1 học sinh có thể viết liên tục trên giấy nhưng thật ra chỉ là những dòng nguệch ngoạc.

Bị gián đoạn giấc ngủ ban đêm

   Người mắc chứng ngủ rũ thường bị thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Trong trường hợp dùng thuốc ngủ, họ có thể gặp các vấn đề khác như bồn chồn chân tay khi ngủ, hồi chứng ngưng thở khi ngủ. 

Bóng đè

 Những người mắc chứng ngủ rũ có tỷ lệ bóng đè cao hơn. Đó là cảm giác không thể di chuyển, cựa mình xảy ra khi ngủ hoặc khi đã tỉnh dậy.

 

 Người mắc chứng ngủ rũ có thể bị bóng đè

Người mắc chứng ngủ rũ có thể bị bóng đè

 

Cataplexy

    Cataplexy là sự mất kiểm soát cơ đột ngột. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể và kéo dài trong vài giây đến vài phút.

      Tất cả những người mắc chứng ngủ rũ đều bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày, còn các triệu chứng khác có thể xuất hiện hoặc không. Chưa đến 25% người bệnh gặp tất cả các triệu chứng kể trên.

  

Điều trị chứng ngủ rũ như thế nào?

   Hiện nay, không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn chứng ngủ rũ. Mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng, giúp bệnh nhân tránh khỏi các tình huống nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có hai phương pháp điều trị chính là:

Phương pháp điều chỉnh hành vi

   Phương pháp điều chỉnh hành vi là cách trị liệu không dùng thuốc. Có nhiều phương phương pháp khác nhau. Và người bệnh hoàn toàn có thể đưa chúng vào thói quen hàng ngày của mình. Cụ thể:

  • Lên kế hoạch cho những giấc ngủ ngắn: Những giấc ngủ ngắn giúp người mắc chứng ngủ rũ sảng khoái tạm thời. Vì vậy, người bệnh nên sắp xếp thời gian để mình có những giấc ngủ ngắn. Điều này sẽ giúp giảm triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. 
  • Giữ vệ sinh giấc ngủ lành mạnh: Để chống lại tình trạng rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, người bệnh nên thực hiện vệ sinh giấc ngủ như:
  1. Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  2. Chỉ lên giường ngủ khi thấy buồn ngủ.
  3. Giữ môi trường phòng ngủ thích hợp
  4. Không ăn quá no trước khi ngủ
  5. Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ
  6. Nên thư giãn đầu óc trước khi ngủ
  7. Không nên ngủ trưa quá nhiều.
  • Hạn chế uống rượu và các thuốc an thần khác: Bất kỳ chất nào có tác dụng gây buồn ngủ, ức chế thần kinh trung ương đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng chứng ngủ rũ vào ban ngày.
  • Thận trọng khi lái xe:
  1. Có 1 giấc ngủ ngắn trước khi lái xe
  2. Tránh lái xe đường dài.
  3. Tránh lái xe 1 mình.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý: Những người mắc chứng ngủ rũ có nguy cơ béo phì cao hơn, điều này khiến việc ăn uống lành mạnh trở thành một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của họ.
  • Tập thể dục: Vận động có thể giúp ngăn ngừa béo phì và có thể góp phần cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Các nhóm hỗ trợ và chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể tăng cường sức khỏe tinh thần và làm giảm cảm xúc lo lắng, giảm nguy cơ trầm cảm ở những người mắc chứng ngủ rũ.

 

Người bệnh nên có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày

Người bệnh nên có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày

 

Điều trị chứng ngủ rũ bằng thuốc

    Mặc dù các phương pháp hành vi là hữu ích nhưng hầu hết những người mắc chứng ngủ rũ vẫn cần kết hợp với thuốc để điều trị triệu chứng. Một số thuốc thường được dùng là:

  • Modafinil và armodafinil: Giúp tỉnh táo, là lựa chọn đầu tay cho người bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Methylphenidate: Có thể giúp giảm triệu chứng buồn ngủ quá mức.
  • Solriamfetol: Có tác dụng tương đương modafinil trong điều trị chứng EDS.
  • Natri oxybate: Thuốc này có thể làm giảm cataplexy, EDS và rối loạn giấc ngủ ban đêm.
  • Pitolisant: là một loại thuốc giúp tỉnh táo. Nó cũng cho thấy tác dụng tích cực đối với chứng cataplexy.

 

  Thuốc điều trị chứng ngủ rũ có thể gây ra tác dụng phụ

Thuốc điều trị chứng ngủ rũ có thể gây ra tác dụng phụ

 

   Thuốc điều trị chứng ngủ rũ thường giúp cải thiện triệu chứng, nhưng chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Người bệnh chỉ được sử dụng các thuốc trên khi được kê đơn bởi bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222