Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm nước tiểu cơ bản

Thứ hai, 24-07-2023 17:02 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Xét nghiệm nước tiểu vô cùng phổ biến, được thực hiện như một xét nghiệm thường quy để khám sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nhiều người khi cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm nước tiểu thì lại không thể hiểu được ý nghĩa của các thông số trong đó. Bài viết dưới đây giải thích cho bạn các thông số xét nghiệm nước tiểu cơ bản, mời bạn theo dõi.

 

Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

 

Leukocytes (LEU) trong xét nghiệm nước tiểu

  • Kết quả bình thường: Âm tính hoặc có từ 10 - 25 tế bào/μL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: Mức LEU > 25 tế bào/μL.
  • Ý nghĩa: Leukocytes là tế bào bạch cầu, có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn và nấm xâm nhập cơ thể. Với những người có sức khỏe bình thường, chỉ số LEU sẽ âm tính, tức là không có tế bào bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu. Nước tiểu chỉ có bạch cầu khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, chỉ số này có ý nghĩa là giúp bác sĩ phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được xem xét cả chỉ số Nitrit để xác định.

 

Nitrit (NIT)

  • Kết quả bình thường: Âm tính.
  • Vượt ngưỡng bình thường: NIT dương tính > 0.05-0.1mg/dL.
  • Ý nghĩa: Một số loại vi khuẩn có khả năng tiết ra enzym chuyển hóa nitrat trong nước tiểu thành nitrit. Do đó, chỉ số này có ý nghĩa gợi ý tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

 

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu Blood (BLD)

  • Kết quả bình thường: Âm tính hoặc < 5 tế bào/μL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 5 tế bào/μL.
  • Ý nghĩa: Thông thường, trong máu không có hồng cầu hoặc chỉ có ít trong giới hạn cho phép. Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu báo hiệu một số bệnh lý ở đường tiểu, thận, bàng quang, niệu đạo,... như:
  1. Sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến.
  2. Viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận.
  3. Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  4. Xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.

 

Bilirubin (BIL)

  • Kết quả bình thường: Âm tính hoặc ở mức 0.4 – 0.8 mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 0.8mg/dL.
  • Ý nghĩa: Bilirubin là sắc tố mật màu vàng được sản sinh trong quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu. Thông thường, bilirubin được đào thải chủ yếu qua phân, chỉ một phần rất nhỏ chuyển thành urobilinogen có trong nước tiểu. Do đó, ở người bình thường, chỉ số BIL thường ở mức âm tính hoặc rất thấp. Nếu chỉ số BIL của bạn cao bất thường có nghĩa gan của bạn đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

 

Bilirubin là sắc tố vàng sản sinh trong quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu

Bilirubin là sắc tố vàng sản sinh trong quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu

 

Chỉ số Urobilinogen (UBG) trong xét nghiệm nước tiểu

  • Kết quả bình thường: Âm tính hoặc từ  0.2 – 1.0 mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 1.0mg/dL.
  • Ý nghĩa: UBG là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin, chất này được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Do đó, thông thường không có UBG trong nước tiểu hoặc có rất ít. Chỉ số UBG vượt ngưỡng quy định cảnh báo một số bệnh lý sau:
  1. Các bệnh lý gan như: Xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, thậm chí còn có thể mắc hiện tượng huỷ tế bào gan.
  2. Bệnh tắc ống mật chủ.
  3. Bệnh suy tim sung huyết có vàng da.

 

Protein (PRO)

  • Kết quả bình thường: Âm tính  hoặc < 0.1 g/L.
  • Vượt ngưỡng bình thường: Dương tính > 0.1 g/L
  • Ý nghĩa: Protein niệu là xét nghiệm đánh giá chức năng thận vì khi chức năng lọc của thận bình thường sẽ không có protein trong nước tiểu. Protein niệu dương tính thường cảnh báo các bệnh:
  1. Viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận.
  2. Suy tim, bệnh K Wilson, bệnh cao huyết áp ác tính.
  3. Hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận.
  4. Bệnh cao huyết áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp.

 

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu

  • Kết quả bình thường: 4.6 – 8.0.
  • Vượt ngưỡng bình thường: Nằm ngoài giới hạn trên.
  • Ý nghĩa: Dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH niệu thường tăng trong một số trường hợp như có vi khuẩn trong nước tiểu, suy thận mạn, hẹp môn vị, nhiễm trùng tiết niệu. Ngược lại, pH nước tiểu giảm có thể do mất nước, tiêu chảy, sốt, đái tháo đường, lao thận,...

 

Xét nghiệm pH nước tiểu để tìm ra nguy cơ mắc một số bệnh lý

Xét nghiệm pH nước tiểu để tìm ra nguy cơ mắc một số bệnh lý

 

Tỷ trọng nước tiểu (SG)

  • Kết quả bình thường: 1.005 – 1.030.
  • Vượt ngưỡng bình thường: Nằm ngoài giới hạn trên.
  • Ý nghĩa: Chỉ số này giúp đánh giá xem nước tiểu đang cô đặc hay pha loãng, do cơ thể thiếu nước hay uống quá nhiều nước. Ngoài ra, SG vượt ngưỡng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý. Ví dụ, bệnh nhân tiểu đường có cả lượng nước tiểu và SG đều tăng, bệnh nhân suy thận mạn có tỷ trọng nước tiểu giảm kéo dài.

 

Ketone hay Ceton (KET)

  • Kết quả bình thường: Âm tính, ở thai phụ thường không có hoặc có rất ít chỉ từ 2.5-5mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: KET > 5mg/dL.
  • Ý nghĩa: Bình thường, trong nước tiểu không chứa ceton. Ceton trong nước tiểu dương tính thường xuất hiện ở bệnh nhân bị tiểu đường chưa kiểm soát tốt hoặc có biến chứng. Lúc này, tế bào không sử dụng năng lượng từ đường glucose mà từ axit béo, quá trình chuyển hóa axit béo sẽ tạo ra các thể ceton được bài xuất vào nước tiểu. Ngoài ra, ceton xuất hiện trong nước tiểu còn gặp ở những người nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

 

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu Glucose ( GLU)

  •  Kết quả bình thường: Âm tính hoặc nồng độ rất thấp.
  • Vượt ngưỡng bình thường: GLU > 100 mg/dL.
  • Ý nghĩa: Bình thường, glucose sẽ được lọc và tái hấp thu tại thận, do đó trong nước tiểu không có glucose, hoặc có rất ít trong giới hạn cho phép. Nếu chỉ số GLU niệu tăng cao, nguyên nhân có thể do đái tháo đường không kiểm soát, bệnh lý ở thận, viêm tụy… Cần lưu ý rằng, chỉ với một kết quả xét nghiệm nước tiểu có glucose cao cũng chưa thể khẳng định người đó đang mắc bệnh, mà bác sĩ thường sẽ cho xét nghiệm lần hai và một số xét nghiệm khác để tầm soát thêm trước khi chẩn đoán xác định.

 

Glucose niệu tăng cao khi bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh lý thận,...

Glucose niệu tăng cao khi bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh lý thận,...

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản nhất sẽ giúp bạn nắm được thông tin, tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và người nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222