Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Những điều bạn cần biết để sử dụng an toàn

Thứ hai, 22-05-2023 14:25 PM

Mục lục [Ẩn]

 

  Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp tránh thai được tìm đến sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, do sự tiện dụng của nó mà nhiều người hiện nay đã trở nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bài viết này đưa ra những điều bạn cần biết để sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn và hiệu quả.

 

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào để có hiệu quả nhất?

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào để có hiệu quả nhất?

 

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì? Có mấy loại thuốc tránh thai khẩn cấp?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

   Thuốc tránh thai khẩn cấp (Emergency Contraceptive Pills) là phương pháp tránh thai được sử dụng sau khi phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ như quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ bị cưỡng hiếp hoặc đã sử dụng biện pháp bảo vệ khác nhưng lo sợ không thành công.

   Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các thành phần nội tiết tố có trong thuốc sẽ tác động làm cản trở quá trình rụng trứng ở phụ nữ, từ đó ngăn cản sự gặp gỡ và thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Trong trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc ngừa thai cấp tốc sẽ ngăn không cho nội mạc tử cung thành lập cửa sổ làm tổ – do đó ngăn ngừa việc làm tổ trong lòng tử cung của phôi thai.

Có mấy loại thuốc tránh thai khẩn cấp?

   Theo thời gian tác dụng, có hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp chính:

Thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ

  Thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ là thuốc không kê đơn, có hoạt chất chính là Levonorgestrel, có dạng 1 viên hoặc 2 viên. Tùy từng loại, thuốc sẽ có hàm lượng Levonorgestrel khác nhau.

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: Loại này chứa hàm lượng Levonorgestrel là 1,5 mg, được khuyến cáo uống trước 72 giờ sau khi quan hệ. Sinh khả dụng của loại này phụ thuộc vào thời gian uống tính từ lúc quan hệ:
  • Uống trong vòng 24 giờ đầu tiên: sinh khả dụng là 95%.
  • Uống trong vòng từ 25 - 48 giờ tiếp theo: sinh khả dụng là 85%.
  • Uống trong vòng từ 49 - 72 giờ: sinh khả dụng là 58%.
  • Sau 72 giờ, khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung thì thuốc không còn tác dụng tránh thai.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên: Loại này chứa 0.75 mg Levonorgestrel trong mỗi viên. Với loại này, bạn sẽ uống viên đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ và viên thứ 2 cách 12 tiếng (không quá 16 tiếng) sau khi uống viên thứ nhất.

Thuốc tránh thai khẩn cấp 120 giờ

   Thuốc tránh thai khẩn cấp 120 giờ là thuốc chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sĩ, có hoạt chất chính là Mifepristone 10 mg, có dạng 1 viên. Người sử dụng nên dùng càng sớm càng tốt trong vòng 120 giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

   Với cả 2 loại thuốc tránh thai, để có hiệu quả tránh thai cao nhất, bạn nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp sớm nhất có thể, tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ.

 Dấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành công

   Dấu hiệu rõ ràng nhất để xác định bạn có tránh thai thành công bằng thuốc tránh thai khẩn cấp là bạn sẽ có kinh nguyệt trong vòng 4 tuần sau khi uống. Nếu sau khi uống thuốc hơn 4 tuần mà bạn không hành kinh thì bạn cần đi khám vì đã có nguy cơ mang thai. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa sản hỗ trợ tư vấn.

 

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?

 

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến bạn bị ra máu âm đạo. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến bạn bị ra máu âm đạo.

 

 Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngừa thai khá cao và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người uống, như:

  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn: Chóng mặt, nôn mửa là triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Triệu chứng này kéo dài từ 1 - 2 ngày. Nếu tình trạng nôn kéo dài thì người dùng cần chú ý về các thực phẩm gây kích thích dạ dày, dễ gây khó tiêu.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tránh thai khẩn cấp. Các thành phần chứa trong thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến người sử dụng bị rối loạn kinh nguyệt ngay từ lần uống đầu tiên. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sự rối loạn dẫn đến kỳ kinh sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu chậm 1 tuần mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, bạn nên dùng que thử thai hoặc thăm khám bác sĩ để được xét nghiệm xem có thai không.
  • Ra máu âm đạo: Ra máu âm đạo là tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp. Thông thường, tác dụng phụ này sẽ kéo dài 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 2 ngày, chị em cần thăm khám để được xử lý.
  • Làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ: Theo khuyến cáo, thuốc tránh thai khẩn cấp không nên dùng quá 2 lần/ tháng và 3 lần/ năm. Việc dùng quá liều khiến bạn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ làm giảm khả năng sinh sản như: teo niêm mạc tử cung, vô sinh do trứng mất khả năng làm tổ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên làm tăng ức chế chức năng buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, tăng sản vú,... Đây đều là những yếu tố khiến tăng nguy cơ gây ra các bệnh ung thư liên quan đến tử cung, buồng trứng, ung thư vú với nữ giới,...
  • Một số tác dụng phụ khác: Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ khiến cơ thể bạn không dung nạp thuốc, gây ra một số tác dụng phụ như: tăng cân không kiểm soát, rối loạn huyết áp, căng thẳng, stress, trầm cảm,...

 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

   Không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, dưới đây là một số đối tượng chống chỉ định với phương pháp tránh thai này:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Nữ giới mắc các bệnh về tim mạch, gan, thận hoặc ung thư,...
  • Người có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Nữ giới gặp các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn não, động kinh,...
  • Nữ giới có cơ địa dị ứng với thành phần có trong thuốc tránh thai.

  Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc động kinh (các loại thuốc nhóm barbiturat, primidone, phenytoin hoặc carbamazepine), thuốc dạ dày (ví dụ omeprazol, esomeprazol,..), thuốc kháng nấm (griseofulvin), thuốc kháng lao (rifampicin, rifabutin),... sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì vậy, nếu bạn đang những loại thuốc này thì nên lựa chọn phương pháp tránh thai khác.

 

Thuốc dạ dày làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc dạ dày làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

 

   Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:

  • Chỉ uống thuốc trong trường hợp cần thiết, không lạm dụng thuốc. Các chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ quá 2 lần/ tháng và loại 120 giờ quá 1 lần/ chu kỳ để tránh gây rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt, thuốc tránh thai khẩn cấp không nên sử dụng quá 3 lần/ năm vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
  • Nên uống thuốc sớm nhất sau khi phát sinh quan hệ tình dục để đạt hiệu quả ngừa thai cao nhất.
  • Uống đủ và đúng theo liều khuyến cáo, không uống dư hoặc thiếu.
  • Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ sau khi uống thuốc, các triệu chứng xuất hiện bất thường và kéo dài, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được các thông tin cần biết về thuốc tránh thai khẩn cấp. Mặc dù đây là một phương pháp tiện lợi để tránh thai nhưng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222