Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Số trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tiếp tục tăng

Thứ bảy, 13-04-2024 11:33 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong tuần qua, Sở Y tế Hà Nội cho biết trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 ca so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.

 

Số trẻ mắc tay chân miệng tiếp tục tăng tại Hà Nội.

Số trẻ mắc tay chân miệng tiếp tục tăng tại Hà Nội.

 

Số trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tiếp tục tăng

   Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng. Số ca mắc phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Một số địa phương có nhiều bệnh nhân là Bắc Từ Liêm (10 ca), Mê Linh và Nam Từ Liêm (9 ca), Hà Đông và Hoàng Mai (8 ca).

   Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 424 ca bệnh, tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023 (269 ca).

   Cũng trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận thêm 1 ổ dịch tay chân miệng tại Vân Hòa, Ba Vì với 2 ca bệnh. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 6 ổ dịch, còn 4 ổ dịch đang hoạt động.

 

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng

   Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực nhiều trẻ em như nhà giữ trẻ, trường học,…

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ:

  • Bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng, kéo dài từ 1 - 2 ngày.
  • Sau khi bị sốt từ 1 đến 2 ngày, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu chúng là những nốt phồng rộp màu đỏ, sau đó phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.
  • Phát ban không ngứa: Thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục. Các tổn thương này màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước.

   Trong một số trường hợp, trẻ cũng có thể không có triệu chứng điển hình hoặc chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.

    Một số dấu hiệu cho thấy bệnh đang diễn biến nặng:

  • Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
  • Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ…
  • Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân.
  • Thở nhanh, thở bất thường: Ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè…
  • Run tay, chân, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

   Do bệnh tay chân miệng chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đi khám để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị.

 

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, phụ huynh nên:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay cẩn thận với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, xì mũi hay tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người khác.
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo,…
  • Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.
  • Thường xuyên khử khuẩn, làm sạch đồ chơi của trẻ và khu vực sống.
  • Ăn chín, uống chín.

 

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.

 

   Hiện nay, các ca bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang tăng mạnh. Do đó, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đi khám để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222