Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Lạm dụng corticoid: Nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhìn mờ, mắc bệnh mạn tính

Thứ năm, 14-03-2024 10:14 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ lâu, các corticoid tổng hợp (cortisone) được sử dụng để chống viêm trong cơ thể. Thuốc được sử dụng trong nhiều bệnh: viêm khớp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh tự miễn… Tuy nhiên, việc lạm dụng corticoid đang là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhìn mờ, mắc bệnh mạn tính.

 

Lạm dụng corticoid khiến nhiều trẻ nhìn mờ.

Lạm dụng corticoid khiến nhiều trẻ nhìn mờ.

 

Lạm dụng corticoid khiến nhiều trẻ bị nhìn mờ

   Gần đây, Bệnh viện Mắt TP HCM tiếp nhận trường hợp thiếu nữ 15 tuổi bị tăng nhãn áp, glaucoma (cườm nước) do corticoid. Được biết, năm nay em 15 tuổi, , do em có tiền sử bị chàm ở tay từ nhỏ nên gia đình thường xuyên tự mua thuốc ở các hiệu thuốc để bôi giúp giảm mẩn ngứa.

   Sau nhiều năm dùng thuốc chứa corticoid, mắt của Hằng đau nhức, nhìn mờ, phải bảo lưu chương trình học lớp 10. Em cho biết: "Lúc mắt bị mờ phải nghỉ học giữa chừng đi chữa bệnh, em rất sợ hãi, lo lắng bị mù, không nghĩ bôi thuốc ngoài da mà lại gây tác hại vậy".

   Hằng không phải là trường hợp đầu tiên gặp tác dụng phụ trên thị lực khi sử dụng corticoid. Theo các thống kê, cứ mỗi 10.000 bệnh nhân sử dụng corticoid sẽ có 280 người bị glaucoma. Đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác dẫn đến mù vĩnh viễn.

  Triệu chứng của glocom thứ phát do corticoid thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở mắt. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau nhức mắt.
  • Nhìn mờ, nhòe.
  • Nhìn quầng sáng xung quanh đèn.
  • Mất thị lực ngoại vi.
  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân đến khám với thị lực gần như mù.

   Người mắc glaucoma có thể duy trì thị lực bằng các phương pháp nội hoặc ngoại khoa.

 

Minh họa mắt bình thường và mắt bị glocom.

Minh họa mắt bình thường và mắt bị glocom.

 

   Hiện nay, việc sử dụng hoạt chất corticoid ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bệnh nhân có thể tự mua dễ dàng tại hiệu thuốc hoặc nhiều người sử dụng lại toa thuốc cũ. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cần được điều trị với corticoid kéo dài như hen suyễn, chàm, viêm kết mạc dị ứng, những bệnh lý tự miễn và ghép tạng...

 

Hậu quả khi lạm dụng corticoid

   Bên cạnh các tác dụng phụ trên thị lực, lạm dụng corticoid còn có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

  • Loãng xương: Corticoid làm mất cân bằng tạo xương hủy xương, làm giảm hấp thu calci ở ruột non, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương. Ở trẻ em, sử dụng corticoid làm ức chế phát triển xương và sụn, từ đó làm ức chế sự phát triển chiều cao.
  • Suy vỏ thượng thận do thuốc: Suy tuyến thượng thận là tình trạng chức năng vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn làm giảm sản xuất glucocorticoid, mineralocorticoid và androgen. Bệnh nhân sử dụng corticoid theo thời gian dài có nhiều khả năng bị suy tuyến thượng thận.
  • Hội chứng Cushing: Khi sử dụng corticoid kéo dài sẽ gây ra hội chứng Cushing. Người bệnh sẽ có biểu hiện teo cơ, teo da, rậm lông, mặt tròn như mặt trăng,... Trong trường hợp này cần phải ngừng thuốc theo quy tắc giảm liều từ từ.
  • Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân sử dụng corticoid kéo dài có nguy cơ bị tăng huyết áp, huyết áp khó kiểm soát ở những bệnh nhân cao huyết áp và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tăng đường huyết: Sử dụng corticoid lâu dài có thể dẫn đến giảm dung nạp glucose, giảm đáp ứng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Corticoid có khả năng ức chế miễn dịch. Do đó, lạm dụng corticoid trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 

Bệnh nhân bị Hội chứng Cushing do lạm dụng corticoid.

Bệnh nhân bị Hội chứng Cushing do lạm dụng corticoid.

 

   Trên đây là một số hậu quả khi lạm dụng corticoid. Do vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian . Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng thuốc corticoid và khi có những dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám cũng như can thiệp y tế kịp thời.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222