Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiều người ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ khám ra bệnh

Thứ bảy, 23-12-2023 16:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, các loại bệnh tật có xu hướng trẻ hóa bao gồm cả bệnh tim mạch, gan, ung thư… Điều đáng ngại là nhiều người trẻ hay chủ quan, không kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một phần, họ nghĩ bản thân sinh hoạt khoa học, không có bệnh, phần khác vì tâm lý sợ khám ra bệnh. Thực tế nếu chẳng may mắc bệnh, việc khám tổng quát sẽ giúp họ phát hiện sớm, điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

 

Nhiều người ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ khám ra bệnh

Nhiều người ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ khám ra bệnh

 

Bệnh tật đang có xu hướng trẻ hóa

   Trước đây, những bệnh lý như mỡ máu, men gan cao, ung thư… thường hay gặp ở người có tuổi. Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi mắc những bệnh này ngày một trẻ hóa.

   Chẳng hạn như trường hợp của Nam 28 tuổi ở Hà Nội. Anh không đi kiểm tra sức khỏe tổng quát vì cho rằng bản thân còn trẻ.

   Tuy nhiên, ngày đưa vợ đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, anh "tiện thể" làm các xét nghiệm sàng lọc cơ bản như xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm ổ bụng... Kết quả nhận được khiến Nam bất ngờ. Anh bị men gan cao, huyết áp tăng kèm mỡ máu, phải uống thuốc điều trị.

   Trường hợp khác của Ngọc Lan, 25 tuổi, trú ở Đông Anh. Cô là huấn luyện viên thể hình, luôn tự tin về sức khỏe của bản thân vì tập luyện hằng ngày. Cô nghĩ mình còn trẻ, lại là “dân thể thao” nên chưa từng đi kiểm tra sức khỏe tổng quát.

   Mỗi lần mẹ nhắc đi khám cô đều từ chối, cho rằng bản thân khỏe mạnh, khám chỉ tốn tiền. Đôi lần cô bị ho, rát họng nhưng tặc lưỡi nghĩ "ốm xoàng, uống vài liều thuốc là khỏi".

   Khoảng 4 tháng nay, Lan tự sờ thấy có u cục ở cổ, song không có dấu hiệu bất thường nên cô chủ quan. Đến khi khối u sưng to, đau, nuốt vướng, mẹ giục đi kiểm tra, cô mới vào viện thăm khám. Bác sĩ phát hiện khối u ở vị trí bất thường, đề nghị Lan chuyển sang Bệnh viện K sinh thiết. Cuối cùng, kết quả cho thấy, cô bị u ác tuyến giáp, phải phẫu thuật.

   Trên đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp giới trẻ mắc bệnh của người già. Đặc điểm chung là họ hay ngại đi khám nên bỏ lỡ giai đoạn vàng chữa bệnh.

 

Nhiều người có dấu hiệu bất thường rõ rệt mới đi thăm khám

Nhiều người có dấu hiệu bất thường rõ rệt mới đi thăm khám

 

Nhiều người ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ khám ra bệnh

   Bác sĩ Bùi Đức Ngọt, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bưu Điện cho biết, tình trạng ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do mọi người chủ quan về sức khỏe của bản thân, đồng thời sợ khám ra bệnh.

   Nếu không tầm soát, họ sẽ không phát hiện ra bệnh nhưng điều này không có nghĩa là không mang bệnh. Trong khi đó, việc phát hiện sớm vấn đề ngay từ đầu sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí chữa bệnh hơn.

   Ví dụ như kỹ thuật nội soi giúp sàng lọc nguy cơ phát hiện ung thư dạ dày hoặc đại tràng (nếu có). Trường hợp thăm khám muộn, bệnh nhân phải mổ mở, vết mổ lớn, đau nhiều, thậm chí không thể can thiệp do quá nặng.

   Kiểm tra sức khỏe tổng quát còn giúp mọi người sớm phát hiện các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu. Đây là những bệnh không thể xác định qua biểu hiện bên ngoài.

   Theo Bộ Y tế, tính từ năm 2002 đến 2012, ca bệnh tiểu đường đã tăng gấp đôi (từ 2,7% lên 5,4% ở lứa tuổi từ 30 đến 69). Tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng chưa được phát hiện vẫn rất cao, chiếm 63,6%.

   Tâm lý sợ tốn tiền khi vào viện cũng khiến nhiều người ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát. Ví dụ, bệnh ung thư có thể gây tử vong hoặc tốn kém chi phí điều trị, đem lại gánh nặng chăm sóc và tài chính cho người thân.

 

Ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ tốn tiền

Ngại kiểm tra sức khỏe tổng quát vì sợ tốn tiền

 

   Khảo sát năm 2015 do Viện Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu George thực hiện tại 8 quốc gia với gần 10.000 bệnh nhân ung thư (20% trong số đó ở Việt Nam) cho thấy: 55% bệnh nhân gặp thảm họa tài chính và tử vong trong vòng một năm sau khi phát hiện bệnh.

   Sau 12 tháng điều trị, 66% người bệnh phải đi vay tiền để tiếp tục chữa, 34% không đủ tiền mua thuốc, 24% khánh kiệt kinh tế gia đình. Mặc dù hiện nay, có nhiều liệu pháp điều trị mới giúp kéo dài sự sống hoặc chữa khỏi ung thư. Song, quá trình điều trị lên tới hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng và chưa được BHYT chi trả. Số tiền viện phí khổng lồ này khiến nhiều người ám ảnh cảnh đi viện.

 

Các hình thức kiểm tra sức khỏe tổng quát hiện nay

   Ngành y ở nước ta hiện nay có hai hình thức kiểm tra sức khỏe là tầm soát sức khỏe tổng thể và tầm soát ung thư.

   Với tầm soát tổng thể, chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện ít nhất một năm một lần, gồm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, tuyến giáp, chụp XQ ngực, phổi, khám tai mũi họng...

   Tầm soát ung thư giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư trong giai đoạn sớm, nhằm can thiệp kịp thời và tăng khả năng điều trị thành công. Ba loại ung thư thường gặp ở Việt Nam là phổi, gan, dạ dày, đều có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên hầu hết, mọi người chỉ tầm soát sức khỏe tổng quát khi có dấu hiệu điển hình.

   Tùy từng lứa tuổi, cách kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng khác nhau. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người từ 18 tuổi trở lên nên đo huyết áp hằng năm để tầm soát nguy cơ tăng huyết áp. Hoặc phụ nữ từ 21 tuổi có thể làm xét nghiệm PAP Smear để tầm soát ung thư cổ tử cung. Tầm soát ung thư vú dành cho phụ nữ trên 40 tuổi, còn những người trên 50 tuổi có thể tầm soát ung thư đại trực tràng.

   Nhìn chung, việc kiểm tra sức khỏe tổng quát chưa được nhiều người chú trọng. Tuy nhiên thực tế, việc thăm khám định kỳ, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên cân nhắc dành thời gian để tầm soát sức khỏe nhé!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222