Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Lạm dụng đơn thuốc: Nhiều người tiền mất tật mang

Thứ tư, 27-03-2024 15:58 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với tâm lý ngại vào bệnh viện, nhiều người có thói quen tự mua thuốc về uống mỗi khi sức khỏe có vấn đề. Chưa dừng lại ở đó, họ còn lạm dụng đơn thuốc cũ vừa khiến bệnh tình tồi tệ hơn, vừa dễ gặp tác dụng phụ do thuốc tây y. Những năm gần đây, các bệnh viện đều ghi nhận số người đến thăm khám vì gặp hậu quả của việc tự điều trị ngày càng tăng cao.

 

Lạm dụng đơn thuốc: Nhiều người tiền mất tật mang

Lạm dụng đơn thuốc: Nhiều người tiền mất tật mang

 

Lạm dụng đơn thuốc: Nhiều người tiền mất tật mang

   Trước khi điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra cẩn thận, làm xét nghiệm liên quan để tìm nguyên nhân. Từ đó, họ mới kê đơn thuốc hay chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Thế nhưng hiện nay, nhiều người ngại vào bệnh viện. Họ tự đi mua thuốc về uống một cách vô tội vạ, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang. 

   Chẳng hạn như trường hợp của chị Minh, 40 tuổi. Chị mất ngủ vì chứng đái rắt. Thay vì đi khám, người phụ nữ ra hiệu thuốc trình bày triệu chứng, được bán cho một túi thuốc về uống. Vài ngày sau, bệnh tình chuyển biến nặng, chị phải nhập viện.

   Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc tự ý dùng thuốc như vậy quá nguy hiểm. Người bệnh không biết nguyên nhân, chỉ điều trị triệu chứng nên không triệt để, bệnh dễ tái phát, thậm chí trở nặng hơn.

   Kết quả xét nghiệm cho thấy, chị Minh không bị nhiễm khuẩn tiết niệu như chẩn đoán trong đơn thuốc. Chị phải nhập viện điều trị với phác đồ hợp lý.

   Cùng quan điểm với bác sĩ Bảy, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y (Hà Nội) chia sẻ: "Việc tự ý dùng thuốc hoặc phối hợp các thuốc khác nhau từ nhiều nguồn rất nguy hiểm vì người bệnh không thể nắm hết được tác dụng phụ khi kết hợp.

   Có thể kể đến như, người đàn ông 55 tuổi, bị đau họng, đi mua thuốc viêm họng với giá 50.000 đồng. Ông được bán cho gói thuốc gồm hai loại kháng sinh cùng nhóm Cephalosporin, không có hướng dẫn sử dụng, không hóa đơn, không rõ nguồn gốc. Sau khi uống, ông có dấu hiệu ngộ độc, phải nhập viện truyền nước và điều trị theo phác đồ chống độc.

   Khoa Nội tiết - Đái tháo đường cũng tiếp nhận hàng chục trường hợp lạm dụng đơn thuốc tương tự, mặc dù họ mắc những bệnh khác nhau. Đơn thuốc gồm 4 loại là thuốc giãn cơ trơn, corticoid mạnh, kháng sinh và thuốc sát trùng. Các bệnh từ viêm da, thấp khớp, hen phế quản đến bệnh phổi mạn tính, viêm tuyến giáp, sỏi thận, đái máu, dị ứng, đều lạm dụng đơn thuốc đó.

   Bác sĩ Bảy gọi đây là "đơn thuốc quốc dân", được lạm dụng vô tội vạ. Cuối cùng, người bệnh vừa mất tiền, vừa không khói bệnh, thậm chí phải gánh thêm nhiều vấn đề khác trên thận, nội tiết, nhiễm trùng, nguy cơ đe dọa tính mạng… 

 

Corticoid có nhiều tác dụng phụ

Corticoid có nhiều tác dụng phụ

 

Càng lạm dụng đơn thuốc, tác dụng phụ càng nhiều!

   Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều người hay chủ quan, tự lên mạng tìm hiểu triệu chứng và mua thuốc uống mà không cần thăm khám, chỉ định từ bác sĩ. Tuy chưa có thống kê chính xác nhưng nhìn chung, các bệnh viện đều ghi nhận tình trạng lạm dụng đơn thuốc ngày càng tăng.

   Nguyên nhân chủ yếu do người dân tùy tiện, dễ dãi, chủ quan với sức khỏe. Hầu hết, họ mang tâm lý không muốn đến viện để khám bệnh, "tốn tiền và thời gian". Trong khi đó, đơn thuốc "quốc dân" được bán khắp nơi, giá vài chục nghìn đồng, uống 2-3 ngày là hết triệu chứng.

   Các bác sĩ chia sẻ, “đơn thuốc quốc dân” nêu trên kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng. Cụ thể:

   Corticoid được bào chế thành thuốc giảm đau và một số thuốc kháng viêm khác. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dễ gây tác dụng phụ. Người lạm dụng đơn thuốc có corticoid (thuốc kháng viêm) dễ gây loét dạ dày, loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, đái tháo đường.

   Chưa hết, về lâu dài, corticoid còn dẫn đến biến chứng nội tiết như hội chứng Cushing, suy tuyến thượng thận (tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone). Nhiều trường hợp từ trẻ em đến người già đã phải nhập viện do suy thượng thận, xuất phát từ việc lạm dụng loại thuốc này.

 

Nhiều người phải nhập viện cấp cứu vì lạm dụng đơn thuốc

Nhiều người phải nhập viện cấp cứu vì lạm dụng đơn thuốc

 

   Bên cạnh đó,, người bệnh thường tự ý ngừng khi thấy hết triệu chứng, dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh. 

   Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Theo nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock phối hợp cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện, công bố năm 2022, nước ta có đến 1/3 số thuốc kháng sinh được sử dụng "không phù hợp", dẫn đến kháng thuốc.

   Phần lớn, thuốc kháng sinh ở nước ta được bán không có đơn của bác sĩ. Nhiều trường hợp cảm lạnh thông thường cũng tự mua loại thuốc này về sử dụng. Vì vậy mà tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng cao. Thuốc kháng sinh rất cần thiết để điều trị và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Khi vi khuẩn trở nên kháng thuốc, kháng sinh sẽ mất tác dụng, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.

   Ngoài ra, mỗi người có tình trạng sức khỏe, triệu chứng khác nhau, không thể dùng chung đơn thuốc. Việc uống thuốc không rõ nguồn gốc còn khiến người bệnh bỏ lỡ "thời gian vàng" điều trị, bệnh tình diễn tiến nặng nề hơn.

   Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, không mua các túi thuốc không có nguồn gốc, hướng dẫn. Nếu không hiểu, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ để nắm rõ liều lượng và tác dụng phụ. Nếu muốn thay đổi đơn thuốc hoặc thấy đơn thuốc không hợp lý, bạn nên trao đổi với bác sĩ, thay vì tự ý sử dụng.

   Lưu ý, bệnh nhân không nên tin vào những lời quảng cáo như "đơn thuốc gia truyền" hay "đơn thuốc quốc dân trị bách bệnh" dẫn đến tránh tiền mất tật mang.

   Như vậy, tình trạng lạm dụng đơn thuốc vừa không cải thiện bệnh, vừa tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, hại đến sức khỏe. Theo đó, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222