Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường - Cần làm gì để phòng ngừa?

Thứ bảy, 08-07-2023 11:13 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tiểu đường luôn được biết đến với những biến chứng khó lường và nguy hiểm. Bên cạnh những ảnh hưởng trên tim mạch hay thần kinh, người bệnh tiểu đường còn phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng.

   Tình trạng này có thể để lại nhiều di chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy, người bệnh cần làm gì để phòng ngừa? Chúng ta cùng tìm hiểu về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường - Cần làm gì để phòng ngừa?

Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường - Cần làm gì để phòng ngừa?

 

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

   Sự nhiễm trùng xảy ra khi cơ thể của chúng ta bị tấn công bởi một hoặc nhiều loại vi khuẩn, virus hay vi nấm,… Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng, trong đó người bệnh tiểu đường là một trong những đối tượng có nguy cơ rất cao.

   Những nguyên nhân đứng sau tình trạng này chính là do tăng đường huyết. Ở người bệnh tiểu đường, mức đường huyết thường tăng lên cao hơn nhiều so với bình thường. Đây là kết quả của việc thiếu hụt hoặc cơ thể tăng đề kháng insulin trong thời gian dài.

    Tăng đường huyết là thủ phạm gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong đó, mối liên hệ giữa tăng đường huyết và nguy cơ nhiễm trùng thể hiện qua các cơ chế sau đây:

Tăng đường huyết sẽ khiến cơ thể có tính acid

   Để khỏe mạnh, cơ thể của chúng ta luôn cần có tính kiềm nhẹ, với pH từ 7,35 - 7,45. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ có tính acid. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi sinh vật xâm nhập, phát triển và sinh sôi.

Tăng đường huyết làm giảm lưu thông máu

   Lượng đường trong máu cao sẽ khiến máu trở nên cô đặc hơn. Bên cạnh đó, tăng đường huyết còn làm tổn thương các mạch máu, khiến các mảng xơ vữa động mạch dễ hình thành và dày lên theo thời gian. Hai yếu tố này chính là tác nhân làm giảm lưu thông máu.

   Khi lưu thông máu giảm, chất dinh dưỡng, oxy đến các cơ quan, hay vết thương bị giảm đi. Điều này làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của các cơ quan, cũng như làm chậm tốc độ hồi phục của các vết thương. Đồng thời, máu lưu thông kém sẽ khiến các tế bào miễn dịch khó tiếp cận với vết thương hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 

Đường huyết cao sẽ khiến máu lưu thông kém hơn

Đường huyết cao sẽ khiến máu lưu thông kém hơn

 

Tăng đường huyết kìm hãm hoạt động của hệ miễn dịch

   Để chống lại sự nhiễm trùng, các tế bào miễn dịch cần có đủ số lượng và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao sẽ kìm hãm tất cả những điều này.

   Tăng đường huyết gây cản trở quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch như: bạch cầu trung tính, đại thực bào, cytokine,... Đồng thời, tăng đường huyết cũng làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK. Trong khi đó, NK có nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và tế bào lạ.

Tăng đường huyết gây tổn thương thần kinh

   Tăng đường huyết sẽ gây tổn thương đến các dây thần kinh. Người bệnh tiểu đường có thể nhận biết được những tổn thương này thông qua cảm giác châm chích, tê bì chân tay, thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa,...

    Nếu các dây thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh còn có thể bị mất cảm giác, không nhận biết được nóng lạnh, hay đau đớn. Điều này khiến cho người bệnh khó có thể phát hiện ra những vết thương để khắc phục kịp thời, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 

Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường rất nguy hiểm

   Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường là một tình trạng nguy hiểm. Người bệnh không chỉ dễ bị nhiễm trùng, mà còn có nguy cơ tử vong do biến chứng này cao gấp 2 lần so với người bình thường. Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân tiểu đường từng phải nhập viện để điều trị do nhiễm trùng.

    Người bệnh tiểu đường dễ bị mắc phải một số tình trạng nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm bàng quang, viêm thận, viêm bể thận,... Nhiễm trùng tại thận có thể làm giảm chức năng thận, tăng nguy cơ suy thận.
  • Nhiễm trùng phổi gây viêm phổi, lao phổi. Người bệnh tiểu đường bị lao phổi thường nặng, khó điều trị, tiến triển nhanh, dễ dẫn đến suy kiệt và tử vong.
  • Nhiễm trùng da - mô mềm gây viêm mô tế bào, viêm da do tụ cầu, nhiễm nấm da và bộ phận sinh dục, loét chân và bàn chân,... Có không ít trường hợp người bệnh tiểu đường đã phải cắt cụt chi do không thể điều trị được vết loét ở chân.
  • Nhiễm trùng răng miệng gây viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, mất răng,...

 

Nhiễm trùng gây ra biến chứng bàn chân tiểu đường

Nhiễm trùng gây ra biến chứng bàn chân tiểu đường

 

Người bệnh tiểu đường cần tự bảo vệ trước nguy cơ nhiễm trùng

   Từ những điều trên đây, chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng cũng không thua kém gì so với các biến chứng khác. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể tự bảo vệ bản thân trước mối nguy hại này bằng cách:

Giữ vệ sinh cá nhân

  • Tắm rửa và vệ sinh cơ thể mỗi ngày: Người bệnh nên sử dụng những loại sữa tắm có chất dưỡng ẩm để tránh trình trạng da bị khô, đồng thời không nên tắm nước quá nóng. Khi tắm, người bệnh cũng không nên chà xát quá mạnh.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và đánh răng 2 lần mỗi ngày với các loại kem đánh răng có tính sát khuẩn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng các loại nước súc miệng diệt khuẩn.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Kiểm tra các bộ phận trên cơ thể

   Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra chân, tay, miệng và cả những vùng khác trên cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vết thương, dấu hiệu cảnh báo việc nhiễm trùng đang xảy ra, từ đó có cách khắc phục kịp thời.

    Khi kiểm tra các bộ phận, bạn hãy chú ý bôi kem dưỡng ẩm vào các vùng da bị khô và cắt móng tay, móng chân nếu chúng quá dài.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng, stress.
  • Tắm nắng thường xuyên, bổ sung lợi khuẩn để giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...
  • Không nhịn tiểu.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang.

 

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn,...
  • Tăng cường ăn rau củ, trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin (A, C, E, B,...), khoáng chất (kẽm, crom, selen, magie,...), chất chống oxy hóa,...
  • Kiềm hóa cơ thể bằng cách: Uống nước ion kiềm, sử dụng thực phẩm có tính kiềm hóa (rau họ cải, bầu bí, nghệ,...), uống nước ép rau củ nhiều màu sắc,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222