Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Chạy thận suốt đời vì coi thường cơn tăng huyết áp

Thứ năm, 29-02-2024 16:31 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Giới trẻ hiện nay có xu hướng ỉ lại vào độ tuổi “cường tráng” nên chủ quan, coi nhẹ các bệnh lý. Khi có dấu hiệu của bệnh, họ vẫn không đi thăm khám và điều trị sớm. Hậu quả là bệnh tiến triển nặng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, điển hình như tình trạng tăng huyết áp dẫn đến suy thận.

 

Cảnh báo: Chạy thận suốt đời vì coi thường cơn tăng huyết áp

Cảnh báo: Chạy thận suốt đời vì coi thường cơn tăng huyết áp

 

Cảnh báo: Chạy thận suốt đời vì coi thường cơn tăng huyết áp

   Đó là câu chuyện của bạn nam mới chỉ 23 tuổi. Cách đây 2 tháng, anh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, đôi khi tê lưỡi, mờ mắt. Đến tận 1 tháng sau, anh mới đi thăm khám ở cơ sở y tế địa phương.

   Bác sĩ báo huyết áp anh tăng cao, hơn 180 mmHg, có lúc đến 220 mmHg (ngưỡng bình thường khoảng 120 mmHg). Anh được khuyên nhập viện theo dõi để tìm nguyên nhân và điều trị. Thế nhưng, tâm lý anh chủ quan, nghĩ bản thân còn trẻ sẽ không có vấn đề gì nên “đợi qua Tết rảnh sẽ nhập viện”.

   Đến mùng ba Tết, anh đau đầu dữ dội, phải vào viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định anh bị suy thận giai đoạn 5 - giai đoạn cuối của bệnh. Thận tổn thương nghiêm trọng với mức lọc cầu thận giảm thấp. Anh được chuyển đến đến Bệnh viện Bình Dân TP HCM để điều trị. 

   Cầm kết quả suy thận giai đoạn cuối trên tay, anh dường như sụp đổ, hối hận vì tính chủ quan không điều trị tăng huyết áp. Với kết quả này, cuộc đời anh sẽ phải gắn liền với bệnh viện, một tuần ít nhất 3 lần lọc máu chạy thận. Nếu được ghép thận, chuỗi ngày lọc máu mới có hy vọng chấm dứt.

   Ngày 21/2, BS.CK2 Lê Thị Đan Thùy, Trưởng Khoa Nội Thận - Lọc máu, Bệnh viện Bình Dân cho biết, xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận của người bệnh ghi nhận creatinine lên gần 2.000 mmol/l. Trong khi đó, chỉ số của nam giới bình thường chỉ khoảng 53-106 mmol/l.

   Hiện tại, chức năng tim mạch của người bệnh cũng đã bị ảnh hưởng. Chàng trai được chỉ định chạy thận lọc máu cách ngày. Mỗi lần lọc máu khoảng 4 giờ và dùng thuốc để ổn định huyết áp. Sắp tới, nếu tình trạng ổn định, người bệnh sẽ được xuất viện và lọc máu định kỳ tại địa phương.

 

Thiết bị lọc máu cho người suy thận

Thiết bị lọc máu cho người suy thận

 

   Trường hợp này bị suy thận mạn trên nền bệnh viêm cầu thận IgA. Đây là bệnh lý có yếu tố gia đình, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh và điều trị sớm sẽ có cơ hội phục hồi.

 

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và suy thận

   Các bác sĩ cho biết, những năm gần đây, số bệnh nhân trẻ bị suy thận ở nhiều mức độ có chiều hướng tăng. Khoảng 1/3 lượng bệnh tại phòng khám Nội thận, Bệnh viện Bình Dân là người dưới 40 tuổi. Không ít trường hợp diễn tiến suy thận mạn giai đoạn cuối.

   Theo bác sĩ Thùy, tăng huyết áp và bệnh thận có mối liên hệ chặt chẽ. Tình trạng tăng huyết áp kéo dài gây nguy cơ phá hủy các mạch máu, giảm lượng máu đến thận. Đồng thời, chúng còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, từ đó tăng nguy cơ suy thận.

   Ngược lại, bệnh suy thận làm giảm khả năng điều hòa huyết áp, dẫn đến tăng huyết áp. Đa số, các trường hợp suy thận ở người trẻ đều liên quan tới việc dùng thuốc không kiểm soát, bệnh cầu thận như IgA, lupus…

   Một số người bệnh không biết bản thân bị tăng huyết áp hoặc biết nhưng chủ quan vì nghĩ tuổi còn trẻ, sức khỏe tốt nên không điều trị. Đến lúc nhận án suy thận và biết rằng, nếu kiểm soát tốt huyết áp có thể thoát nguy cơ biến chứng, họ mới bày tỏ sự hối hận muộn màng.

   Giống như trường hợp của thanh niên 23 tuổi ở phần trên, người đàn ông 45 tuổi nhận kết quả suy thận giai đoạn 4. Trước đó, ông biết bản thân huyết áp tăng cao trên 160mmHg, có chóng mặt nhưng chủ quan, không uống thuốc kiểm soát huyết áp.

 

Người bệnh không nên chủ quan cơn tăng huyết áp

Người bệnh không nên chủ quan cơn tăng huyết áp

 

Đôi nét về bệnh suy thận

   Bệnh suy thận thường được phát hiện muộn do những tổn thương tiến triển âm thầm. Hầu hết, người bệnh không thể tự phát hiện suy thận mức độ nhẹ. Khi có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, bệnh đã ở giai đoạn nặng.

   Một số triệu chứng suy thận thường gặp là phù, thường xuyên mệt mỏi, da thay đổi màu sắc như nhợt nhạt, sạm, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít hơn bình thường, giấc ngủ không sâu, huyết áp tăng cao…

   Bác sĩ chia sẻ, suy thận giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy mà nhiều người, nhất là giới trẻ hay chủ quan, lơ là các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo như đau đầu, tăng huyết áp, nghĩ bệnh không nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện, mức độ suy thận đã ở giai đoạn 3-4. Thậm chí nhiều trường hợp còn suy thận độ 5, buộc phải lọc máu định kỳ. Tình trạng này không chỉ làm rối loạn cuộc sống, sinh hoạt chính người bệnh mà còn ảnh hưởng đến người thân, tăng gánh nặng kinh tế. 

   Bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên tự ý dùng thuốc, các loại lá cây, thực phẩm chức năng không rõ thành phần, nguồn gốc. Bạn nên thăm khám ngay nếu có triệu chứng bất thường.

   Đặc biệt, khi phát hiện tình trạng tăng huyết áp, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không chủ quan, tránh biến chứng suy thận, đột quỵ. 

   Đối với gia đình có người mắc suy thận, bệnh viêm cầu thận IgA, các thành viên cùng huyết thống nên tầm soát chức năng thận, xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá và nhận biết sớm vấn đề.

   Như vậy, tâm lý chủ quan bệnh tật, nhất là tình trạng tăng huyết áp sẽ dẫn đến biến chứng suy thận dù độ tuổi của bạn có còn trẻ hay không. Do đó, nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc biết bản thân mắc tình trạng này, bạn nên đi thăm khám, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222