Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thiểu năng tuần hoàn não: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thứ bảy, 09-09-2023 14:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý phổ biến ở trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vây nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng bệnh và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

 Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

 

Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

   Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý mà máu cung cấp tới não bị thiếu hụt khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất. Từ đó, não giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác.

   Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên (đặc biệt là nam giới), người cao tuổi, người lao động trí óc. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do phải đối diện với nhiều yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, lối sống thiếu lành mạnh, cường độ làm việc căng thẳng,... nên ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não.

 

Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

   Bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não thường có những triệu chứng đặc trưng sau:

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng điển hình và thường xuất hiện sớm nhất của bệnh. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau đầu có tính lan tỏa hoặc tập trung,  co thắt ở vùng chẩm – gáy – trán. 
  • Chóng mặt: Bệnh nhân bị chóng mặt đột ngột, có cảm giác loạng choạng, chếnh choáng như say sóng, đặc biệt khi bị nhân thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng chóng mặt thường đi kèm với triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay gặp ác mộng.
  • Dị cảm: Người bệnh có cảm giác không thật, thường bị tê bì, có cảm giác như kiến bò ở đầu ngón tay. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường nghe thấy tiếng như ve kêu hay cối xay lúa bên tai cả ngày lẫn đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt và sức khỏe.
  • Rối loạn chú ý: Người bệnh bị giảm sự chú ý, khó tập trung hoặc chỉ quan tâm tới một vấn đề nào đó không liên quan tới hoàn cảnh hiện tại,...
  • Cảm xúc thất thường: Người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ...
  • Suy giảm trí nhớ: Người bệnh đãng trí, chóng quên, mất/ giảm khả năng sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.

   Các triệu chứng của bệnh lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát.

 

 Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường bị suy giảm trí nhớ

Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường bị suy giảm trí nhớ

 

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

   Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường bắt nguồn từ các nguyên nhân khiến cho máu lên não kém, như:

  • Xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh. Khi mắc bệnh này, lòng mạch máu của bệnh nhân bị thu hẹp, gây giảm lưu lượng máu lưu thông tới não.
  • Rối loạn huyết áp: Huyết áp cao hoặc thấp gây rối loạn vận mạch não, khiến cho lượng máu lên não giảm sút.
  • Các bệnh tim mạch: Suy tim, hở van tim,...
  • Dị dạng mạch máu hoặc viêm tắc động mạch.
  • Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:  Mạch máu bị chèn ép không thể cung cấp đủ máu lên não.
  • Các bệnh lý gây chèn ép bên trong não bộ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8 hoặc các bệnh lý thần kinh khác.

   Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não:

  • Thường xuyên lao động trí óc căng thẳng và chịu áp lực về kinh tế, gia đình.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, dầu mỡ chiên rán,… làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông.
  • Lười vận động khiến tuần hoàn lưu thông máu kém.
  • Bị béo phì, thừa cân.
  • Căng thẳng kéo dài và sang chấn tâm lý nghiêm trọng.

 

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

   Tình trạng thiểu năng tuần hoàn não nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng sau:

  • Đột quỵ não: Đây là một trong những biến chứng để lại nhiều hệ lụy nhất của thiểu năng tuần hoàn não. Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân bị xơ vữa động mạch kéo dài gây hình thành cục máu đông. Ngoài ra, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng trong thời gian dài có thể chết đi, khiến não giảm khả năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Xuất huyết não: Là tình trạng chảy máu trong khoang sọ, do thành động mạch suy yếu và vỡ ra, máu chảy vào trong khoang sọ làm tăng áp lực nội sọ. Người bệnh có thể bị mất ý thức, tổn thương não, thậm chí tử vong.
  • Phù não: Tình trạng nước bị tích tụ trong khoang sọ gây phù não, làm tăng áp lực lên não bộ. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não

 

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não

   Có 2 phương pháp điều trị chính là:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

   Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Sử dụng thuốc giảm triệu chứng chóng mặt, ù tai,: Betaserc, Sibelium, Tanganil,...
  • Thuốc cải thiện tuần hoàn não như: Stugeron, Piracetam, Duxil, …
  • Thuốc điều trị các bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao, tiểu đường,…
  • Thuốc bổ não và các sản phẩm bổ sung khoáng chất như magie, vitamin B6, vitamin B12, taurine,…

Điều trị ngoại khoa

   Được chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện tai biến mạch máu não tạm thời nguyên nhân do động mạch đốt sống thân nền hoặc bị xơ vữa động mạch cảnh trong:

  • Người bị động mạch đốt sống thân nền: Phẫu thuật để lấy huyết khối, cắt bỏ quai bất thường của động mạch đốt sống, khai thông mạch giúp máu dễ dàng lưu thông.
  • Người bị động mạch cảnh trong: Phẫu thuật khai thông động mạch.

 

Biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

   Để giảm nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm siêu chế biến, chứa nhiều chất bảo quản,...
  • Nên ăn các thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu lên não như các loại cá dầu (cá hồi, cá thu,...), rau xanh, hải sản, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả mọng nước,...
  • Không sử dụng các chất như thuốc lá, thuốc lào, rượu bia,...
  • Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lên não.
  • Ngoài ra, người bệnh nên chú ý và đi khám ngay nếu thấy mình có các triệu chứng ban đầu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

 

Tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu lên não

Tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu lên não

 

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được các thông tin về bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nếu thấy mình có các dấu hiệu được nhắc đến trong bài, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222