Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Mỗi năm Việt Nam có thêm 2.000 trẻ mắc căn bệnh "điều trị cả đời"

Thứ tư, 22-05-2024 15:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thông tin từ Cục Dân số (Bộ Y tế), hiện Việt Nam có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

 

Mỗi năm Việt Nam có thêm 2.000 trẻ mắc căn bệnh Thalassemia.

Mỗi năm Việt Nam có thêm 2.000 trẻ mắc căn bệnh Thalassemia.

 

Mỗi năm Việt Nam có thêm 2.000 trẻ mắc căn bệnh "điều trị cả đời"

   Theo thông tin từ Cục Dân số (Bộ Y tế), hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị tại Việt Nam.  Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

   Theo Cục Dân số, số lượng bệnh nhân Thalassemia hiện nay đã làm các bệnh viện quá tải. Điều này đã tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bởi một người bệnh Thalassemia mức độ nặng cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì đời sống từ khi sinh ra đến lúc 21 tuổi. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả bệnh nhân Thalassemia và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

   Hiện tất cả 63 tỉnh, thành phố và 54 dân tộc đều có người mang gene bệnh. Tỷ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Trong khi đó, tỷ lệ ở các dân tộc thiểu số lên tới 30 - 40%, thậm chí là 60-70%. Hôn nhân cận huyết ở một số dân tộc thiểu số chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này.

 

Bệnh nhân Thalassemia nặng cần được điều trị cả đời.

Bệnh nhân Thalassemia nặng cần được điều trị cả đời.

 

Bệnh Thalassemia là gì?

   Thalassemia còn được gọi tan máu bẩm sinh, là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính,  có thể được gặp ở cả nam và nữ

   Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là:

   Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

   Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

   Nếu chỉ bố hoặc mẹ mang gen bệnh xác suất trẻ sinh ra mang gen bệnh là 50%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh Thalassemia (bên ngoài bình thường), khi có thai xác suất trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh là 75 % (trong đó bị bệnh là 25% và mang gen bệnh 50%).

   Thalassemia  là bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, những người mắc bệnh ở thể nặng thường phải sống phụ thuộc vào việc truyền máu cũng như chịu những biến chứng nặng nề của bệnh như suy gan, xơ gan, suy tim, biến dạng mặt, suy tuyến nội tiết… nguy cơ tử vong.

   Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh Thalassemia các chuyên y tế khuyến cáo, người dân có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như:

  • Khám tiền hôn nhân: Các cặp đôi nam nữ nên được khám và làm các xét nghiệm về bệnh tan máu bẩm sinh trước khi kết hôn để phát hiện mình có mang gen này không, và nếu có thì sẽ cần chuẩn bị gì.
  • Tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh trước sinh và sơ sinh.
  • Nếu cả hai người cùng mang một thể bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, hai vợ chồng nên được các bác sĩ chuyên ngành huyết học, sản khoa và sơ sinh tư vấn về căn bệnh này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khoẻ và em bé trong tương lai.
  • Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai, cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

 

Thông tin về bệnh Thalassemia.

Thông tin về bệnh Thalassemia.

 

   Bệnh Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến, có thể gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222