Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá

Thứ tư, 18-01-2023 15:43 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tại nước ta, ung thư phổi là một trong những bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan. Trong đó, khoảng 90% trường hợp mắc bệnh có liên quan đến hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Vậy cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá là gì?

Cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá là gì?

 

Khói thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?

   Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong thành phần của khói thuốc lá có chứa khoảng 7000 hóa chất độc hại khác nhau, trong đó có hơn 40 chất gây ung thư.

   Khi bạn hút thuốc lá, các chất độc hại đó sẽ xâm nhập, tấn công vào hai lá phổi, làm tê liệt hoặc phá hủy hệ thống lông mao, giảm khả năng bài tiết đờm ra khỏi cơ thể.

   Đồng thời, các thành phần trong khói thuốc còn thay đổi cấu trúc của các tuyến tiết chất nhầy, khiến đờm tiết ra nhiều hơn. Hậu quả là một lượng lớn các chất nhầy nhiễm độc từ khói thuốc lá bị giữ lại trong phổi, gây nhiễm độc hai lá phổi, làm cản trở quá trình trao đổi khí.

   Khi bị nhiễm độc lâu dài như vậy, sức đề kháng của phổi dần bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư hoạt động. Đặc biệt, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá điển hình là Benzen và Nitrosamine có thể tác động vào DNA trong tế bào phổi, từ đó gây đột biến, tăng sinh mất kiểm soát và hình thành các khối u ác tính, gây ra bệnh ung thư phổi. Vậy cách nhận biết bệnh này là gì?

 

Khói thuốc lá gây bệnh ung thư phổi

Khói thuốc lá gây bệnh ung thư phổi

 

Cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá

   Bệnh ung thư phổi thường gặp nhưng lại ít khi được phát hiện sớm bởi các dấu hiệu nhận biết khá nghèo nàn, biểu hiện muộn, bao gồm một hoặc nhiều các triệu chứng như:

- Ho khan hoặc ho khạc đờm, ho ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Ho ra máu.

- Khó thở, hụt hơi hoặc thở khò khè.

- Tức ngực, triệu chứng này tăng lên khi thở sâu, ho, hoặc vận động mạnh.

- Khàn tiếng, nuốt nghẹn, nghe giọng trầm và khàn hơn bình thường.

- Ăn không ngon, người mệt mỏi, sụt cân bất thường.

- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản tái diễn nhiều lần.

   Nếu không phát hiện sớm, bệnh ung thư phổi sẽ chuyển sang giai đoạn di căn, xâm lấn sang các bộ phận khác với các triệu chứng như:

- Tại não: Gây chóng mặt, thay đổi thị lực, nhức đầu, khó giữ thăng bằng.

- Ở xương: Gây đau xương, xương dễ gãy và chèn ép tủy sống.

- Tại gan: Gây vàng da, sưng và đau bụng.

- Ở tuyến thượng thận: Đau bụng, buồn nôn và nôn, đau lưng, suy nhược, mệt mỏi, sốt, lú lẫn.

 

Ung thư phổi có thể di căn đến gan

Ung thư phổi có thể di căn đến gan

 

   Việc điều trị có thành công hay không, người bệnh sống thêm được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn khi phát hiện bệnh. Chính vì vậy, nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu ung thư phổi như trên, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Các phương pháp điều trị ung thư phổi

   Hiện nay, y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau. Tùy thể trạng và mức độ bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:

Phẫu thuật ung thư phổi

   Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho trường hợp phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu. Bởi lẽ, khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều nên khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn.

   Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn thùy phổ chứa khối u và nạo vét hạch, tăng thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, số trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất ít nên phương pháp này ít khi được thực hiện và hiệu quả không tốt như mong muốn.

 

Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp ung thư phổi giai đoạn đầu

Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp ung thư phổi giai đoạn đầu

 

Xạ trị ung thư phổi

   Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị ung thư phổi. Những trường hợp có khối u to nhưng chưa di căn đều được áp dụng phương pháp này.

   Bác sĩ sẽ sử dụng máy xạ trị để chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,...) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, làm khối u phát triển chậm hơn.

   Tuy nhiên, phương pháp này gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như: Chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,... Một số biến chứng xuất hiện chậm hơn là: Khô da, viêm da, xơ phổi...

Hóa trị ung thư phổi

   Khi bệnh ung thư phổi chuyển sang giai đoạn muộn, khối u lây lan rộng, người bệnh sẽ được chỉ định hóa trị. Phương pháp này giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn khối u di căn.

   Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp phẫu thuật hoặc xạ trị để làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

   Giống như xạ trị, hóa trị ung thư phổi cũng gây nhiều tác dụng phụ như: Thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,...

 

Hóa trị ung thư phổi thường gây rụng tóc

Hóa trị ung thư phổi thường gây rụng tóc

 

   Dù sử dụng phương pháp nào thì mục đích điều trị ung thư phổi cho đến nay đều là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Do đó ngay từ bây giờ, bạn nên phòng ngừa căn bệnh này càng sớm càng tốt.

 

Cách phòng ngừa ung thư phổi cho người hút thuốc lá

- Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc: Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó, việc quan trọng đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá, đồng thời tránh xa khói thuốc xung quanh.

- Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể dục thể thao đều giúp tăng cường sức khỏe thể chất, tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.

- Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả: Các loại rau xanh, hoa quả không chỉ bổ sung chất xơ và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe mà còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Những chất này giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại, giảm nguy cơ ung thư phổi.

 

Để phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả

Để phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả

 

- Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Những chất này đều thúc đẩy tế bào ung thư xuất hiện và phát triển mạnh hơn. Do đó, bạn cần tránh xa những nơi có phóng xạ, kim loại nặng. Đối với những công nhân làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với chất gây ung thư.

- Tầm soát ung thư phổi: Những đối tượng ngoài 50, đặc biệt là người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nên tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Cách này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, hiệu quả điều trị cũng cao hơn.

   Cách nhận biết bệnh ung thư phổi cho người hút thuốc lá cũng như các thông tin quan trọng khác đã được trình bày ở bài viết trên. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài 0243.766.2222 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222