Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Có thể bạn chưa biết: Mất ngủ sẽ khiến bạn dần quên đi những người thân yêu

Thứ tư, 18-01-2023 15:36 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Hiện nay, mất ngủ đang là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc. Không những vậy, trong những năm gần đây, khoa học còn phát hiện ra, mất ngủ có thể khiến bạn dần quên đi những người thân yêu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Mất ngủ có thể khiến bạn dần quên đi những người thân yêu

Mất ngủ có thể khiến bạn dần quên đi những người thân yêu

 

Vì sao mất ngủ có thể khiến bạn dần quên đi những người thân yêu?

   Theo các số liệu thống kê, số lượng người bị mất ngủ hiện nay đang không ngừng gia tăng, và còn có xu hướng trẻ hóa. Năm 2017, Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từng tiếp nhận 13.000 bệnh nhân tới khám và điều trị mất ngủ. Trong đó, 25% là người trẻ tuổi từ 17 - 30 tuổi.

    Chúng ta đã được nghe rất nhiều thông tin khác nhau về những ảnh hưởng tiêu cực do mất ngủ gây ra. Đó là tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, làm suy giảm miễn dịch, lão hóa nhanh, tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay ung thư,...

    Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, khoa học còn phát hiện ra một mối nguy hại khác đến từ tình trạng mất ngủ. Đó chính là suy giảm trí nhớ. Mất ngủ gây ra điều này thông qua hai cơ chế là:

Mất ngủ làm chết nhiều tế bào thần kinh hơn

   Giấc ngủ không chỉ là thời điểm não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, mà còn là lúc để loại bỏ các chất thải giải phóng ra từ hoạt động của hệ thần kinh. Khi chúng ta bị mất ngủ, một lượng protein amyloid beta sẽ tích tụ nhiều hơn trong não, hình thành các đám rối tơ thần kinh. Điều này vừa cản trở việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh, vừa gây chết các tế bào thần kinh, làm teo nhỏ những khu vực não bộ bị ảnh hưởng.

   Không chỉ có vậy, mất ngủ còn làm các tế bào hình sao hoạt động quá mức. Các tế bào này vốn là “trợ thủ” giúp dọn dẹp các chất thải trong não bộ. Tuy nhiên, khi bị mất ngủ, chúng sẽ tấn công cả những tổ chức lành lặn trong não bộ, nhất là các khớp thần kinh, nơi giữ vai trò truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

 

Các mảng amyloid beta tích tụ quanh tế bào thần kinh ở người bị mất ngủ

Các mảng amyloid beta tích tụ quanh tế bào thần kinh ở người bị mất ngủ

 

Mất ngủ làm chậm quá trình sản sinh các tế bào thần kinh mới

   Hiện nay, khoa học đã phát hiện ra rằng, mỗi ngày, có khoảng 700 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra. Quá trình này được gọi là sự phát sinh thần kinh (neurogenesis) và nó diễn ra tại hồi hải mã. Đây là một cấu trúc quan trọng của não bộ, chịu trách nhiệm cho việc học tập, ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và tâm trạng.

   Tốc độ của quá trình sản sinh các tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, mất ngủ được biết đến là tác nhân hàng đầu làm giảm mạnh tốc độ này.

    Sự tác động của hai cơ chế trên sẽ khiến người bệnh mất ngủ bị suy giảm trí nhớ, và sa sút trí tuệ nghiêm trọng. Hậu quả xấu nhất là bạn sẽ mắc phải căn bệnh Alzheimer - một hội chứng thoái hóa não bộ nguy hiểm. Nếu không may mắc phải, bạn sẽ dần mất đi trí nhớ, không còn biết bản thân mình là ai, quên đi những người thân, giảm khả năng giao tiếp và mất kiểm soát hành vi. Vậy, bạn cần làm gì để ngăn ngừa điều này?

 

Mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

 

Những biện pháp giúp bảo vệ não bộ của bạn trước ảnh hưởng từ mất ngủ

   Chúng ta có thể thấy, mất ngủ sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến não bộ. Vì vậy, người bệnh cần áp dụng biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Những biện pháp sẽ giúp bạn bảo vệ não bộ trước những ảnh hưởng tiêu cực từ mất ngủ là:

Thư giãn để giảm căng thẳng, stress

   Căng thẳng, stress sẽ khiến cho cơ thể sản sinh ra hormone cortisol. Hormone này khiến chúng ta khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc và dễ bị tỉnh dậy vào giữa đêm. Ngược lại, khi bị mất ngủ, nhiều người có xu hướng lo lắng, nghĩ ngợi, stress nhiều hơn. Từ đó, người bệnh sẽ rơi vào vòng xoáy bệnh lý stress - mất ngủ.

    Do đó, để cắt đứt vòng lặp bệnh lý này, bạn nên dành ít nhất 30 phút để thư giãn trước khi đi ngủ, bằng cách:

- Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, nghe sách nói, podcast.

- Massage nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức, mệt mỏi, tăng lưu thông máu.

- Ngâm mình với nước ấm để cả cơ thể được thả lỏng, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

- Tập yoga giúp điều chỉnh lại nhịp thở, đưa cả cơ thể vào trạng thái thư giãn.

- Tự thôi miên: Bạn chọn 1 đồ vật trong phòng ngủ, cách xa giường và không phát sáng, rồi dồn sự chú ý và tập trung nhìn vào nó. Việc này giúp tâm trí bạn dần không còn suy nghĩ nữa, đôi mắt mỏi dần và tạo ra cảm giác buồn ngủ.

 

Tự thôi miên sẽ giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn

Tự thôi miên sẽ giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn

 

Tắm nắng thường xuyên hơn

   Ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tăng tổng hợp hormone melatonin vào buổi tối. Đây là hormone được sản xuất bởi tuyến Tùng, có tác dụng tạo cảm giác buồn ngủ vào buổi tối và kéo dài thời lượng giấc ngủ. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta tỉnh táo hơn vào buổi sáng, nhờ đó điều chỉnh lại giấc ngủ theo chu kỳ sinh học bình thường.

    Bên cạnh đó, các nhà khoa học nhận thấy một tác dụng khác của ánh sáng mặt trời, đó là giúp tổng hợp đến 90% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vitamin D ngoài tác dụng làm xương chắc khỏe, thì còn giúp tăng tốc độ sản xuất tế bào thần kinh mới. Do đó, bạn nên dành khoảng 10 - 20 phút để tắm nắng vào mỗi buổi sáng.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

   Lợi khuẩn đường ruột không chỉ tốt cho đường tiêu hóa, mà chúng còn tác động đến não bộ của chúng ta. Theo nghiên cứu cho thấy, 90% lượng serotonin trong cơ thể được sản xuất bởi các lợi khuẩn đường ruột. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định hoạt động của não bộ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và giảm mất ngủ.

Hoạt động thể lực

   Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện cả chất lượng và thời lượng của giấc ngủ, và làm giảm các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, một thí nghiệm còn cho thấy, những con chuột được chạy bộ cũng sản sinh ra nhiều tế bào thần kinh hơn những con chuột không được vận động. Do đó, bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chơi thể thao,...

 

Tập thể dục sẽ giúp bạn ngủ ngon và tăng tốc độ sản xuất các tế bào thần kinh

Tập thể dục sẽ giúp bạn ngủ ngon và tăng tốc độ sản xuất các tế bào thần kinh

 

Ăn uống khoa học

   Theo các nhà khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể làm tăng tốc độ sản xuất tế bào thần kinh mới thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, những loại thực phẩm sẽ giúp bạn thực hiện được điều này là:

- Thực phẩm giàu vitamin D như: Cá hồi, cá trích, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, nấm,...

- Thực phẩm giàu acid béo omega-3 như: Các loại cá biển (cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá mòi,...), trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đậu nành,...

- Thực phẩm giàu vitamin A như: Gan động vật, dầu gan cá, cà rốt, rau bina, ớt chuông, rau lá xanh đậm, cà chua, bí đỏ,...

- Thực phẩm giàu kẽm như: Thịt đỏ, cua, sò, hàu, hạt khô, sữa, trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,...

- Thực phẩm giàu acid folic: Ngũ cốc, đậu, gan, trứng, rau lá xanh, cam quýt, các loại quả mọng,...

 

Thực phẩm giàu vitamin D rất tốt cho não bộ

Thực phẩm giàu vitamin D rất tốt cho não bộ

   

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích về những ảnh hưởng của mất ngủ đến não bộ, cũng như cách để ngăn ngừa những tác hại này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất nhé!

 

XEM THÊM:

 

Tags: mất ngủ
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222