Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đau gót chân do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Thứ hai, 13-11-2023 15:21 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gót chân là bộ phận phải chịu áp lực lớn bởi nó là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Đau gót chân sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Vậy đau gót chân là do nguyên nhân gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Nguyên nhân nào gây đau gót chân?

Nguyên nhân nào gây đau gót chân?

 

Đau gót chân do nguyên nhân gì?

   Đau gót chân là triệu chứng thường gặp, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức nhối, chói buốt. Trong nhiều trường hợp, cơn đau của bệnh nhân nặng dần dẫn đến mức cảm giác.

   Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến đau gót chân của người bệnh:

Viêm cân gan bàn chân

   Cân gan bàn chân là dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn tới xương gót, giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Viêm cân gan bàn chân là tình trạng cân gan bàn chân bị viêm và gây đau gót chân, đặc biệt đau lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Cơn đau có xu hướng giảm dần khi đứng dậy và di chuyển, nhưng có thể quay trở lại nếu bệnh nhân đứng lâu.

   Đây là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nam giới trung niên, những người có nghề nghiệp phải đi bộ hoặc đứng lâu như giáo viên, vận động viên,...

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính, gây cản trở lớn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Đứt hoặc viêm gân gót chân

   Gân gót chân (Gân Achilles) là dải gân nằm ở mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót, giữ chức năng chủ đạo khi chúng ta đi lại, di chuyển.

   Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn tới tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương vùng gót chân. Bệnh nhân bị đau rát bỏng hoặc đau cứng phần thấp bắp chân sau vào buổi sáng, đau vùng gót.

   Nếu bệnh nhân bị viêm gân gót chân kéo dài mà không có biện pháp can thiệp hoặc phải chịu tải một lực căng quá mức, gân Achilles có thể bị rách (đứt) một phần hay hoàn toàn. Bệnh nhân bị sưng tấy, phù nề vùng quanh gót chân, đau dai dẳng, đôi khi bệnh nhân còn nghe thấy âm thanh lộp bộp ngay khi gân bị đứt.

Bệnh gout

   Người bệnh gout có thể bị đau gót chân do các hạt tinh thể muối urat lắng đọng ở cổ khớp gót chân dẫn đến tình trạng sưng, đỏ, rát và các cơn đau bất ngờ. Để khắc phục được tình trạng đau gót chân do bệnh gout, bạn cần kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu.

 

Bệnh gout gây đau gót chân do các tinh thể muối urat lắng đọng ở cổ khớp gót chân.

Bệnh gout gây đau gót chân do các tinh thể muối urat lắng đọng ở cổ khớp gót chân.

 

Gai xương gót

   Gai xương gót chân là những gai xương hình thành ở xương gót do hiện tượng canxi lắng đọng lâu ngày tại đây. Sự phát triển của gai gót chân có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức ở mặt dưới gót chân, đặc biệt là vị trí cách gót chân về phía trước 4cm..

   Nguyên nhân gây gai xương gót là do cơ và dây chằng ở vùng gan bàn chân bị căng quá mức khiến nó bị viêm thậm chí là đứt gân cơ. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tích tụ canxi để tạo thành một “màng bọc” quanh gân gan bàn chân để bảo vệ, từ đó vô tình hình thành nên gai xương.

Suy tĩnh mạch chi dưới

   Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể bị đau gót chân nếu tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm khiến dòng máu bị ứ tắc, không lưu thông được tới gót chân.

 

Phải làm sao khi bị đau gót chân?

   Do đau gót chân có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó nên bạn không nên tự phán đoán tình trạng bệnh của mình ở nhà. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Tùy vào nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, như:

  • Điều trị bằng thuốc:  Được sử dụng trong trường hợp bạn bị chấn thương nhẹ, hoặc đau do gout, suy giãn tĩnh mạch. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs, thuốc corticoid dạng tiêm hoặc uống, các thuốc điều trị nguyên nhân.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp khôi phục chức năng của cơ thể, giảm đau mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Các bài tập thường được sử dụng là kéo dãn gót chân, bàn chân,... Ngoài ra, quá trình trị liệu còn có thể được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc hiện đại như máy tạo sóng xung kích Shockwave, máy tạo tia Laser…
  • Phẫu thuật: Cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai xương, cắt bỏ các mô viêm đã bị xơ chai khi các biện pháp kể trên không đem lại hiệu quả điều trị.

 

Bài tập kéo giãn gân can bàn chân giúp giảm đau gót chân hiệu quả.

Bài tập kéo giãn gân can bàn chân giúp giảm đau gót chân hiệu quả.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây đau gót chân và các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa. Khi có triệu chứng đau gót chân, cách tốt nhất vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị thích hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222