Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thực hư việc lọc máu giúp ngăn ngừa đột quỵ

Thứ bảy, 25-11-2023 11:34 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đột quỵ là bệnh lý đáng lo ngại khi số người mắc bệnh ngày càng đông, độ tuổi ngày càng trẻ. Làm sao để phòng tránh đột quỵ là mối quan tâm của nhiều người. Nắm được tâm lý đó của người dân, nhiều quảng cáo có cánh về việc lọc máu ngừa đột quỵ tràn lan trên mạng xã hội. Vậy thực hư việc này ra sao, mời quý bạn đọc theo dõi!

 

Thực hư việc lọc máu giúp ngăn ngừa đột quỵ

Thực hư việc lọc máu giúp ngăn ngừa đột quỵ

 

Nhiều người tìm đến dịch vụ lọc máu ngừa đột quỵ

   Chỉ cần gõ từ khóa "lọc mỡ máu ngừa đột quỵ" trên thanh công cụ tìm kiếm của Facebook, Google,... chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin quảng cáo về dịch vụ này. Rất nhiều bệnh nhân đã nghe và truyền tai nhau về dịch vụ này. Theo lời quảng cáo của bên cung cấp dịch vụ, phương pháp này giúp người bệnh loại bỏ mỡ máu xấu trực tiếp chỉ sau 2-3 giờ thực hiện, không cần dùng thuốc. Nhờ đó, kỹ thuật này giúp loại bỏ triglyceride, cholesterol xấu, phòng tránh nguy cơ tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

   Như trường hợp của chị T.T.T.T. (45 tuổi, ở quận Gò Vấp), nghe nói có phòng khám tư tại TPHCM có dịch vụ lọc mỡ máu rất hiệu quả, chị liền rủ chồng đến. Ngoài lọc máu ngừa đột quỵ, cơ sở này còn điều trị mỡ máu cao bằng thuốc và thực phẩm chức năng. Ngoài ra, khách hàng còn được khuyến mãi thực đơn theo tháng của bác sĩ dinh dưỡng với cam kết không bị tăng cân, tăng mỡ máu trở lại.

   Cũng như T, nghe theo những lời quảng cáo có cánh, chị N.H.H. (48 tuổi, ở huyện Bình Chánh) liền nghĩ đến việc cho mẹ mình (82 tuổi) đi lọc máu. Mẹ chị đã lớn tuổi, đang bị suy thận và có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo cao. Người quảng cáo nói rằng nếu bác lọc mỡ máu ngay thì sẽ có cơ hội điều trị. Điều này khiến chị rất vui mừng “Mẹ tôi đã lớn tuổi, nếu phải đi lọc thận định kỳ tôi lo mẹ sẽ không chịu nổi. Nếu lọc mỡ máu có thể kéo dài thời gian không phải chạy thận nhân tạo thì tốt quá”

 

Những lời quảng cáo “có cánh” thu hút được nhiều bệnh nhân.

Những lời quảng cáo “có cánh” thu hút được nhiều bệnh nhân.

(Nguồn ảnh: Báo Người lao động).

 

Chuyên gia nói gì về việc lọc máu ngừa đột quỵ?

   Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, hẹp động mạch, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, rượu bia,... Trong đó, nguy cơ hàng đầu gây gia tăng đột quỵ là không kiểm soát tốt tăng huyết áp chứ không phải mỡ máu. Do đó, việc bệnh nhân nghĩ rằng lọc mỡ máu giúp ngừa hoàn toàn nguy cơ đột quỵ là sai lầm.

    Tiến sĩ cũng cho biết, mỡ máu cao có dẫn đến đột quỵ không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bệnh nhân mỡ máu phát hiện, điều trị kiểm soát nguy cơ kịp thời sẽ ít khả năng dẫn đến đột quỵ. Càng không bao giờ có chuyện chỉ cần lọc máu một lần là có thể ngăn ngừa mỡ máu lâu dài. Bệnh nhân phải điều trị mỡ máu kéo dài thường xuyên và phối hợp với thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống,... mới có hiệu quả.

   Thượng tá - bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) cho biết: Lọc mỡ máu là kỹ thuật chuyên sâu, cần kỹ thuật cao, máy móc hiện đại và người thực hiện cần có chuyên ngành lọc máu ngoài cơ thể. Theo bác sĩ Ân, không nên lạm dụng phương pháp này bởi có thể dẫn đến tai biến rất nguy hiểm. Bác sĩ Ân thông tin, theo quy định của Bộ Y tế, người có chỉ định lọc máu khi chỉ số mỡ máu cao trên 11 mmol/L kèm viêm tụy.

   Đồng tình với ý kiến này, một bác sĩ tại Khoa Nội thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) cho biết lạm dụng lọc máu có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Bác sĩ này dẫn chứng: “Bệnh nhân suy thận lọc máu để lọc chất độc ra khỏi cơ thể buộc phải sử dụng kim to mới đủ để lọc toàn bộ máu trong cơ thể. Lúc này, khi xâm lấn cơ thể sẽ có nhiều nguy cơ như tràn khí vào màng, trong lúc lọc máu chất điện giải lên xuống gây ngưng tim, huyết áp dao động… “.

   Tiến sĩ - Bác sĩ Phạm Nguyên Quý, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản) khẳng định rằng quảng cáo lọc máu ngừa đột quỵ theo công nghệ Nhật Bản là không đúng sự thật. Theo bác sĩ Quý: “Tôi làm việc tại Nhật 10 năm nhưng chưa thấy ai thực hiện lọc máu ngừa đột quỵ".

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ thực hư về việc “lọc máu ngăn ngừa đột quỵ”. Bệnh nhân nên tỉnh táo trước những lời quảng cáo trên mạng, tránh “tiền mất, tật mang”. Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần kiểm soát tốt huyết áp, xây dựng lối sống lành mạnh, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222