Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biến chứng sỏi thận của bệnh Gút

Thứ sáu, 25-10-2019 14:10 PM

 

biến chứng trên thận của bệnh gut

 

 

Sỏi thận, suy thận là một trong những biến chứng của bệnh gút. Nhưng lại rất dễ bị nhầm tưởng là bệnh thận đơn thuần mà không chú ý đến nguyên nhân do bệnh gút. Điều này đã dẫn đến sai lầm trong chế độ ăn uống của nhiều người, thấy viêm thận, sỏi thận nên vô tư tẩm bổ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin (tim, gan,...), khiến cho bệnh gút càng trở nặng, các biến chứng từ Gút càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn.

1. Hiểu hơn về biến chứng trên thận của Gút

Bệnh gút (hay bệnh Thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể.

Trong giai đoạn đầu của bệnh gút có khi sau hàng tháng hoặc hàng năm mới có cơn gout cấp tái phát. Nhưng theo thời gian, sự tấn công của bệnh gout càng ngày càng mãnh liệt, thời gian cơn đau cấp kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút là sỏi tiết niệu do nồng độ acid uric tăng cao và toan hoá nước tiểu (chiếm 10- 20% các trường hợp bị bệnh gút). Đây thực sự là một loại sỏi “cứng đầu” và không dễ trị.

  • Đặc điểm của sỏi do tăng acid uric trong bệnh gút:

  • Nguồn gốc: do sự lắng đọng muối urat tại hệ thống ống dẫn nước tiểu của thận.

  • Sỏi thường có màu vàng cam, trơn nhẵn, rất cứng và rất hay tái phát.

  • Sỏi do acid uric không cản quang. Do vậy không thể nhìn thấy qua các phim chụp X-Quang thông thường.

Chính vì đặc điểm không cản quang và rất cứng nên sỏi tiết niệu trong bệnh gút hầu như không thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được. Trong trường hợp cấp cứu do cơn đau quặn thận, phương pháp nội soi niệu quản là lựa chọn duy nhất.

  • Triệu chứng khi bị sỏi thận urat

Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của sỏi thận là đau cực kỳ, khởi phát đột ngột khi một viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu và chặn dòng chảy của nước tiểu.

  • Cảm thấy đau dữ dội, đau quặn ở phía sau và vùng hông lưng trong khu vực của thận hoặc đau vùng bụng dưới là những biểu hiện sỏi thận đặc trưng. Sau đó, đau có thể lan đến vùng bẹn.

  • Đôi khi có kèm buồn nôn và ói mửa.

  • Nếu sỏi quá lớn để có thể thoát ra một cách dễ dàng, đau vẫn còn do các cơ ở thành niệu quản cố gắng co bóp để đẩy sỏi vào bàng quang.

  • Khi sỏi di chuyển và do cơ thể cố gắng tống xuất sỏi ra, máu có thể xuất hiện trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng.

  • Khi sỏi xuống đến niệu quản đoạn gần bàng quang, bệnh nhân cảm thấy mót tiểu và đau rát khi đi tiểu.

  • Khi có sốt và lạnh run đi kèm với các triệu chứng kể trên, có thể đã có nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải đi khám bệnh ngay.

  • Chẩn đoán sỏi thận urat

Để phát hiện sỏi thận acid uric, người bệnh nên tiến hành các phương pháp kiểm tra, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: có nhiều hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn nếu có nhiễm khuẩn.

  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV):  sỏi urat không nhìn thấy được qua phim chụp X-quang, phải chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) khi phát hiện sỏi axit uric.

  • Chụp niệu quản bể thận ngược dòng được thực hiện khi nguyên nhân bế tắc không xác định rõ.

  • Siêu âm bụng: có thể phát hiện được sỏi thận với hình ảnh tăng độ siêu âm có bóng lưng đi kèm, vị trí sỏi, hình ảnh trương nở đài bể thận phía trên vị trí bế tắc.

  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT):  giúp phân biệt sỏi không cản quang, máu cục hay bướu đường tiểu. 

2. Điều trị sỏi thận tiết niệu

Điều trị triệt căn sỏi tiết niệu trong bệnh gút cơ bản là điều trị nội khoa bao gồm: Điều trị bệnh gút và dùng thuốc gây tan sỏi

  • Nguyên tắc điều trị: Tăng bài tiết nước tiểu, kiềm hoá nước tiểu kết hợp chế độ ăn ít purin

Chú ý: Với bệnh nhân đang điều trị bệnh gút mà không kiểm tra được chức năng thận thường xuyên,  không kiểm tra được xem có sỏi ở hệ thống tiết niệu hay không mà vẫn sử dụng các loại thuốc làm tăng đào thải acid uric thì khả năng bị sỏi thận tăng lên, bệnh lý sỏi thận nặng lên.

Chính vì vậy không nên dùng thuốc làm tăng đào thải acid uric cho những bệnh nhân có sỏi tiết niệu. Hạn chế dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu.

  • Điều trị nội khoa triệt căn sỏi acid uric:

  • Tăng bài tiết nước tiểu

  • Phải đạt được ít nhất là 2,5l/ngày. Số lượng nước uống từ 2-3l/ngày tuỳ theo thời tiết, mức độ hoạt động, trọng lượng cơ thể.

  • Kiềm hoá nước tiểu

  • Mục đích là giữ độ pH nước tiểu thường xuyên từ 6,5 - 7,5.

pH nước tiểu trong bệnh gút thường rất thấp (từ 5-6). Việc nâng độ pH nước tiểu lên cao cho phép làm tan sỏi: Bắt đầu ở pH 6,5: 85% sỏi acid uric sẽ tan. Tỷ lệ này lần lượt tăng lên 90% với pH 6,8 và 95% nếu pH 7,2. Khi pH nước tiểu là 8 thì 100% sỏi acid uric sẽ tan biến.

  • Các dạng thuốc gây kiềm hoá nước tiểu thường dùng:

Nước uống giàu natri bicarbonate có sẵn trên thị trường: chỉ nên dùng trong thời gian ngắn khoảng 1 tháng. Cần chú ý vì ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hoá, việc đưa vào cơ thể quá nhiều muối natri có thể gây tích nước. Mặt khác, tăng natri trong nước tiểu sẽ làm tăng canxi, dễ tạo sỏi.

3. Điều trị thay đổi lối sống:

 

 

chế độ ăn trong bệnh gout

 

Nhiều người mắc biến chứng sỏi thận từ bệnh Gút mà không hề biết mình bị Gút nên vẫn vô tư “tẩm bổ” các thức ăn giàu purin như tim, gan, cật… khiến gút và các biến chứng từ nó càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn.

Ở bệnh nhân sỏi thận urat cần áp dụng chế độ ăn ít purin và hạn chế uống rượu bia.

Biến chứng sỏi urat ở thận do bệnh Gút là biến chứng thường gặp, có triệu chứng giống với triệu chứng của sỏi thận thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn trong cách điều trị. Nếu người bệnh phát hiện ra các triệu chứng của sỏi thận, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, đừng tự chủ quan mà nhận lại những hậu quả khó lường từ biến chứng sỏi thận urat.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bonigut+

 

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên.

Người bệnh gút nên duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ , tránh ăn quá nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ và các loại hải sản, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniGut+ với thành phần bột anh đào đen , lá húng tây (thyme leaf), hạt cần tây, lá bạc hà 15:1(juniper berry), chiết xuất hạt nhãn , chiết xuất cây bách xù (Juniper berry), chiết xuất ngưu bàng tử, chiết xuất trạch tả , hạt mã đề , chiết xuất gừng, chiết xuất rễ cây tầm ma, chiết xuất Kim sa. Sản phẩm có công dụng giúp lợi tiểu, tăng cường đào thảo acid uric ra ngoài cơ thể, hỗ trợ giảm acid uric trong máu, giúp làm giảm nguy cơ và các triệu chứng bệnh gút. Sản phẩm dành cho người trưởng thành  bị acid uric trong máu cao, người bị gout.

Tpbvsk BoniGut+  được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222