Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tụt huyết áp: Cách xử trí và phòng ngừa

Thứ năm, 30-11-2023 14:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cơ thể, huyết áp là chỉ số phản ánh thể tích tuần hoàn được lưu thông ổn định. Khi nó tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… Còn nếu nó giảm thấp, cơ thể sẽ choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Điều đáng ngại là tụt huyết áp thường diễn ra đột ngột, nguy cơ tử vong cao nếu không biết cách xử trí kịp thời.

 

Tụt huyết áp là như thế nào?

Tụt huyết áp là như thế nào?

 

Tụt huyết áp là như thế nào?

   Huyết áp là áp lực cần thiết để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Nó hình thành từ lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.

   Chỉ số huyết áp được xác định bằng hai chỉ số bao gồm:

  • Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa: Là mức huyết áp cao nhất, do áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co, thường từ 90 đến 140 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu: Là mức huyết áp thấp nhất, do áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim giãn ra, dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.

   Với người có sức khỏe bình thường, chỉ số huyết áp sẽ nhỏ hơn 120/80 mmHg.

   Tụt huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

 

Tụt huyết áp do nguyên nhân nào gây ra?

   Theo sinh lý tự nhiên, huyết áp có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối. Ngoài ra, chỉ số này còn dao động tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của người tại thời điểm đo. Thế nhưng dù huyết áp thay đổi lên xuống thì cơ thể vẫn sẽ tự điều chỉnh chúng về trạng thái cân bằng.

   Nếu huyết áp luôn ở ngưỡng cao hoặc hạ xuống quá mức mà không trở về chỉ số an toàn thì chứng tỏ có vấn đề hay bệnh lý nào đó.

 

Tụt huyết áp do nguyên nhân nào gây ra?

Tụt huyết áp do nguyên nhân nào gây ra?

 

   Đối với tụt huyết áp, nguyên nhân thường gặp là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị cao huyết áp, nhất là nhóm thuốc lợi tiểu. Chúng tác dụng theo cơ chế tăng cường thải nước ra ngoài cơ thể qua đường niệu. Từ đó, thể tích dịch trong hệ thống tuần hoàn cũng giảm dần, làm giảm áp lực trong lòng mạch và giảm huyết áp.

   Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng thuốc quá liều, tác dụng lợi tiểu mạnh. Cơ thể sẽ hao hụt nước quá mức và gây tụt huyết áp.

   Ngoài ra, huyết áp cũng hạ thấp khi thể tích dịch tuần hoàn thuyên giảm trong những trường hợp:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Tiêu chảy cấp
  • Chảy máu ồ ạt
  • Người khỏe mạnh tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm nước nóng, tắm hơi, xông hơi…
  • Người cao tuổi
  • Người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường nhiều năm dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng.

 

Dấu hiệu khi tụt huyết áp

   Nếu huyết áp bị hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt
  • Người hồi hộp, tim đập nhanh
  • Trường hợp nặng: Lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu, mất ý thức.

   Tụt huyết áp làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được đầy đủ lượng máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Nếu kéo dài, người bệnh dễ bị thiếu máu não, dẫn đến chết não.

 

Tụt huyết áp gây choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Tụt huyết áp gây choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

 

Cách xử trí khi tụt huyết áp

   Trước hết, bạn xem xét người bị tụt huyết áp có bị tiểu đường hay không. Nếu không, bạn có thể loại bỏ khả năng bị hạ đường huyết, tập trung sơ cứu tụt huyết áp. Quá trình xử trí bao gồm:

  • Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho bệnh nhân uống nước sâm, trà gừng, sữa, ăn thêm chocolate, kẹo ngọt… hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những loại đồ ăn uống đó, bạn nên cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc ấm để giúp kích thích nhịp tim, cải thiện chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, cần đỡ họ ngồi dậy từ từ, tập cử động tay chân để tránh bị choáng.
  • Nếu bệnh nhân không đỡ, cần nhanh chóng đưa họ vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

 

Phòng ngừa tụt huyết áp bằng cách nào?

   Để phòng ngừa tụt huyết áp cho người huyết áp thấp, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Nên ăn mặn hơn bình thường.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột. Người huyết áp thấp khi nằm ngủ nên gối đầu thấp, gác chân cao.
  • Nếu phải đi đứng nhiều, nên mang vớ áp lực để tránh máu dồn ứ ở chân tạo thuận lợi cho máu trở về tim.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng.

 

Giữ tinh thần thoải mái để tránh huyết áp thay đổi

Giữ tinh thần thoải mái để tránh huyết áp thay đổi

 

  • Uống đủ nước: Chỉ số huyết áp sẽ giảm nếu cơ thể bạn bị mất nhiều nước. Một số trường hợp dù chỉ mất nước nhẹ như nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt, tập thể dục đổ mồ hôi quá nhiều… huyết áp cũng đã tụt. Do đó, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 1.5-2 lít nước.
  • Ăn uống cân bằng dinh dưỡng: Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm tụt huyết áp. Cụ thể, những người thiếu vitamin B12, axit folic và sắt dễ bị thiếu máu, dần dẫn đến huyết áp thấp. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, tích cực bổ sung rau củ quả tươi.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia: Đồ uống có cồn dễ gây mất nước. Chúng cũng tương tác với thuốc và gây hạ huyết áp.
  • Uống thuốc tây y đúng theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để biết tình trạng sức khỏe và có cách can thiệp kịp thời.

   Có thể thấy, không phải chỉ tăng huyết áp mà tụt huyết áp cũng rất nguy hiểm. Nếu không biết cách xử trí kịp thời, tính mạng người bệnh có nguy cơ bị đe dọa. Do vậy, mỗi chúng ta nên trang bị tốt kiến thức về tụt huyết áp, cũng như cách xử trí, phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222