Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn thận biến chứng nguy hiểm khi xỏ khuyên trên vành tai

Thứ năm, 12-03-2020 11:12 AM

Mục lục [Ẩn]

 

  Hiện nay, trào lưu giới trẻ thích bấm nhiều lỗ tai đeo khuyên để tạo thêm cá tính, phong cách cho riêng bản thân mình đang ngày càng rầm rộ. Tuy nhiên việc lạm dụng quá sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây hoại tử hay viêm sụn vành tai.

Gần đây, có nhiều bạn trẻ đã bị biến chứng do bấm lỗ tai phải nhập viện “cầu cứu” bác sĩ. Đáng lo ngại, các trường hợp trên đều đến khám muộn nên việc điều trị trở nên khó khăn và chi phí điều trị tốn kém hơn.

Tiền mất tật mang vì xỏ khuyên trên vành tai

   Theo thông tin từ Ths. BS Trần Hữu Thắng, Trưởng Khoa cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, gần đây có nhiều bạn trẻ bị biến chứng do bấm lỗ tai nhập viện “cầu cứu” bác sĩ. Cụ thể, trong vòng 2 tuần, bệnh viện đã tiếp nhận 8 trường hợp bệnh nhân bị viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai. Đa phần đều là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 14 – 25 tuổi. Đáng lo ngại, các trường hợp trên đều đến viện khám muộn, nên việc điều trị trở nên khó khăn và chi phí điều trị tốn kém hơn.

   Là một trong tám bệnh nhân nhập viện điều trị vì viêm sụn tai do bấm lỗ tai, Nguyễn Thu Phương (19 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ: “Từ giờ em sẽ “chừa” không bấm thêm bất cứ lỗ tai nào nữa”. Được biết, dù đã có 2 lỗ tai được bấm từ nhỏ ở phần dái tai nhưng vì muốn tạo thêm cá tính cho mình và gây sự chú ý với bạn bè Phương đã bấm thêm nhiều lỗ tai ở phần trên. Tuy nhiên, đến khi bấm lỗ tai thứ 7, do thực hiện tại cơ sở tư nhân và làm bằng dụng cụ không vô trùng nên Phương đã bị viêm sụn tai và phải nhập viện điều trị. Phương cho biết: “Ban đầu, em không nghĩ vết thương ở tai lại trở lên nghiêm trọng đến vậy.

 

bác sĩ thăm khám bệnh nhân bị biến chứng do xỏ khuyên tai
Ths. BS Trần Hữu Thắng, Trưởng Khoa Cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thăm khám cho bệnh nhân.

 

     Trong những lần bấm lỗ tai trước, em đã từng gặp các vấn đề như tai mưng mủ hoặc đau, tuy nhiên, tình trạng đó chỉ kéo dài vài ngày là khỏi. Bởi vậy, nên lần bấm lỗ tai này dù đau nhưng em chủ quan chỉ uống thuốc kháng viêm và tự vệ sinh tai như bình thường theo hướng dẫn của cơ sở bấm lỗ tai. Đến khi tai mưng mủ, phù nề ngày càng nặng gia đình mới tá hỏa đưa em đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cấp cứu”, Phương chia sẻ.

   Được biết, trong những lần đi bấm lỗ tai trước Phương ăn uống kiêng khem rất khổ sở, thậm chí là uống thuốc Alpha choay “thay cơm” hàng tuần chỉ để giữ cho lỗ bấm ở sụn không liền. “Trước đây em luôn nghĩ việc bấm đến 7 lỗ để xỏ khuyên ở tai như vậy là chuyện bình thường. Bởi em có những người bạn không chỉ xỏ khuyên ở sụn tai, còn xỏ ở mũi, rốn, lông mày và nhiều chỗ khác nữa trên cơ thể. Thậm chí, có bạn còn bấm tới 15 – 22 lỗ chỉ để xỏ khuyên, mà không lường trước được hậu quả biến chứng từ trào lưu này”, Phương cho biết thêm.

Biến chứng khôn lường khi bấm lỗ để xỏ khuyên trên vành tai

   Viêm sụn vành tai là một biến chứng nguy hiểm đối với những tín đồ của xỏ lỗ tai thời trang, vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khác với trước đây, việc bấm lỗ tai truyền thống chỉ đơn thuần ở một vị trí là dái tai, thì giờ đây việc xỏ lỗ tai được thực hiện ở rất nhiều vị trí khác nhau trên vành tai, gây tổn thương cho sụn vành tai.

    Hiện nay, xu hướng của giới trẻ là xâu lên trên của vành tai, bắt buộc là phải đâm xuyên qua vùng sụn. Trong khi da của tai được cấu tạo ở giữa là sụn, hai mặt của vành tai là da và rất ít mạch máu. Các tín đồ thích bấm nhiều lỗ tai không biết rằng, việc đâm xuyên qua sụn vành tai rất dễ gây ra nhiễm trùng.

 

bệnh do xỏ khuyên tai
Xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng có thể gây viêm sụn vành tai.

Triệu chứng của viêm sụn vành tai

Biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo khoảng thời gian kể từ khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Tùy mỗi giai đoạn mà xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Ban đầu chỉ thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị tổn thương. Sau đó có biểu hiện nóng, sưng, đỏ vành tai.

  • Khi viêm tấy thành mủ thì mức độ đau tăng rõ, sưng nhiều hơn. Vành tai sưng nề nhiều làm mất các nếp gấp bình thường.

  • Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm sụn hoại tử với các biểu hiện: Đau dữ dội, sưng tấy, căng mọng lan rộng cả một phần của vành tai, mất các nếp của vành tai.

  • Nếu bệnh không được xử trí tốt, sụn bị hoại tử, sưng tấy hoá mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

  • Người bệnh có thể có các triệu chứng khác của viêm nhiễm như sốt, mệt mỏi,…

Các biến chứng có thể xảy ra khi bấm lỗ xỏ khuyên trên vành tai là gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, vành tai có thể bị biến dạng và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Vi khuẩn tại chỗ có thể lan qua đường máu gây nhiễm trùng toàn thân. Đây là một biến chứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy bạn nên đến khám bác sĩ  ngay nếu nghi ngờ mình mắc bệnh để được phát hiện và điều trị phù hợp.

 

biến chứng khi xỏ khuyên tai

Biến chứng của viêm sụn vành tai

Phải làm gì khi bị viêm sụn vành tai?

Đối với những hợp bệnh nhân bị viêm sụn vành tai do xỏ khuyên thường trải qua 4 giai đoạn bệnh. 

  • Giai đoạn đầu tiên là viêm tai thanh dịch (tụ dịch). 

  • Giai đoạn thứ hai là xung huyết.

  • Giai đoạn thứ ba là viêm tấy  

  • Giai đoạn cuối cùng là hóa mủ đồng thời là hoại tử sụn.

   Tùy từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Giai đoạn sớm nhất, tụ dịch vành tai, các bác sĩ có thể kết hợp với việc dẫn lưu kín và điều trị bằng thuốc uống. 

   Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan với bệnh. Chỉ khi tai bị hoại tử, viêm sụn thì mới đến viện thăm khám, lúc đó việc điều trị rất khó, dễ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng.

   Vì vậy khi phát hiện vành tai có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện  ngay để được điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của vành tai.

   Thường viêm sụn vành tai sẽ được bác sĩ chẩn đoán dễ dàng khi thăm khám vành tai. Trong trường hợp vành tai có tụ dịch, mủ, bác sĩ sẽ cấy tìm vi khuẩn. Qua đó chọn lựa kháng sinh điều trị phù hợp.

Qua đây, các bạn trẻ nên lưu ý, nếu muốn xỏ khuyên nên đâm xuyên ở vùng dái tai. Nếu muốn bấm lỗ tai ở những vùng cao hơn trên tai, xỏ nhiều lỗ hơn, thì cần chọn những cơ sở y tế đảm bảo để các bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện. Tốt nhất các bạn nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo mỗi người một bộ dụng cụ xỏ khuyên đã được tiệt trùng sạch sẽ,... để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222