Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phát hiện đột phá giúp tìm ra phương pháp chữa bệnh sốt rét

Thứ tư, 19-02-2020 17:00 PM

 

Sốt rét do ký sinh trùng gây ra. Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng đối với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

 

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu, và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.

 

Mới đây, một hy vọng mới cho nhân loại khi các nhà khoa học Mỹ và Anh đã có bước đột phá trong nghiên cứu về cách thức ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có thể sinh sôi ở tỷ lệ rất cao. Đây được xem là manh mối quan trọng giúp ngăn chặn ký sinh trùng phát triển, theo đó mở ra cơ hội phát triển phương pháp chữa bệnh sốt rét hiệu quả hơn.

 

bệnh sốt xuất huyết

 

Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles. Bệnh lưu hành mang tính địa phương và có thể phát thành dịch. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của bệnh là sốt thành cơn với 3 giai đoạn: rét, nóng, vã mồ hôi; sốt có chu kỳ kèm theo gan to, lách to, thiếu máu.

 

Dấu hiệu của bệnh sốt rét

Sốt cao

Một trong những triệu chứng sốt rét phổ biến là sốt cao. Khi bị sốt rét, nhiệt độ cơ thể người bệnh ít nhất là 38,9 độ C.

 

Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người bệnh, thường là khoảng từ 10-15 ngày sau khi muỗi đốt. Cơn sẽ đến rồi đi một cách ngẫu nhiên và liên tục lặp đi lặp lại.

 

Sốt cùng với các triệu chứng ban đầu của bệnh rất nhẹ và hay bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như cảm lạnh hay cảm cúm.

 

Cơn rét run dữ dội

   Triệu chứng cơ bản khác của bệnh sốt rét là run rẩy dữ dội cộng với đổ mồ hôi liên tục. Run rẩy cũng chính là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

 

  Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cơn run rẩy có thể nặng tới mức gần như co giật. Cơn ớn lạnh, rét run do sốt rét gây ra không thể khắc phục bằng cách đắp chăn hay mặc quần áo ấm hơn.

 

Đau đầu và đau cơ

   Triệu chứng thứ phát và ít đặc hiệu hơn của sốt rét là đau đầu. Mức độ của cơn đau đầu kéo dài từ trung bình đến nặng tùy mỗi người bệnh. Cơn đau đầu thường đi kèm với đau nhức cơ.

 

Những triệu chứng thứ phát chỉ xảy ra sau khi các triệu chứng cơ bản xuất hiện, vì ký sinh trùng cần thêm thời gian để sinh sôi nảy nở trong gan và lây lan khắp cơ thể.

 

Ban đầu, cơn đau đầu của bệnh sốt rét khá nhẹ, giống như đau đầu do căng thẳng. Nhưng khi ký sinh trùng đã bắt đầu lây nhiễm và phá hủy các tế bào hồng cầu, cơn đau sẽ dữ dội hơn, giống như chứng đau nửa đầu. Đối với cơn đau nhức đi kèm, chúng thường xuất hiện ở cơ chân và cơ lưng.

 

Nôn mửa và tiêu chảy

   Triệu chứng thứ phát, không đặc hiệu khác của bệnh sốt rét là nôn mửa và tiêu chảy. Hai triệu chứng này thường kết hợp với nhau và diễn ra nhiều lần trong ngày, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

 

Không giống như các loại tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm hay nhiễm tả, tiêu chảy do sốt rét không quá nghiêm trọng và cũng không ra máu. Triệu chứng này sẽ mất dần sau vài ngày.

 

Các dấu hiệu sốt rét khác

Sau khi các triệu chứng cơ bản và thứ phát xuất hiện, nếu người bệnh vẫn không điều trị thì sẽ dẫn đến các triệu chứng nặng hơn. Một khi chúng đã xuất hiện thì nguy cơ biến chứng và tử vong tăng đáng kể. Chúng là:

 

  • Nhầm lẫn, co giật nhiều lần, hôn mê và suy nhược thần kinh

  • Thiếu máu nặng, chảy máu bất thường, khó thở và suy hô hấp

  • Vàng da

  • Suy thận

  • Suy gan

  • Huyết áp rất thấp

  • Lá lách to

 

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

   Người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.

 

Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vỡ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu khác. Do đó, mỗi khi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt khác nhau.

 

   Từ khi người bệnh bị muỗi đốt cho đến khi có các triệu chứng lâm sàng đầu tiên được xem là thời gian ủ bệnh của sốt rét. Thời kì ủ bệnh này thường kéo dài 9-12 ngày, tùy vào loại kí sinh trùng sốt rét người bệnh bị nhiễm.

 

Đối tượng có nguy cơ cao bị sốt rét

  • Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai ở những vùng có tỷ lệ bệnh sốt rét cao

  • Người nhiễm HIV/AIDS

  • Du khách từ những quốc gia không có dịch bệnh sốt rét đến các vùng có dịch sốt rét (họ dễ bị nhiễm bệnh hơn người khác do hệ miễn dịch của cơ thể chưa từng được thích nghi với các ký sinh trùng sốt rét).

 

Nghiên cứu mới giúp tìm ra phương pháp chữa bệnh sốt rét hiệu quả

Nghiên cứu này do Giáo sư Karine Le Roch thuộc Đại học California, Riverside (UC Riverside) của Mỹ và Giáo sư Rita Tewari thuộc Đại học Nottingham của Anh đồng chủ trì. Báo cáo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell Reports cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã chứng minh được cách các phân tử đóng một vai trò quan trọng trong quá trình các tế bào ký sinh trùng sinh sôi một cách nhanh chóng và gây ra bệnh sốt rét chết người. Nếu các chuyên gia có thể ngăn chặn được ký sinh trùng sốt rét sinh sôi, thì có thể giúp loại bỏ triệt để một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất trên thế giới.

 

Giáo sư Roch cho biết: “Qua việc nghiên cứu thể nguyên bản của ký sinh trùng, chúng tôi đang giải mã cách mà ký sinh trùng phân chia và cách mà các cơ chế khác nhau kiểm soát quá trình phân bào có thể tác động đến khả năng sinh trưởng và sinh sôi của ký sinh trùng theo cấp số nhân trong vật chủ. Nếu chúng ta xác định được các thành phần phân tử thiết yếu cho việc sinh sôi của loại ký sinh trùng này, chúng ta sẽ có thể phát triển các chiến lược chữa bệnh mới và lâu dài trong chống lại dịch bệnh nguy hiểm này”.

 

Sau khi phân tích ký sinh trùng, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Roch phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét đã tiến hóa bằng việc phân chia tế bào theo cách khác thường để đảm bảo cho sự tồn tại của chúng.

 

Trong khi đó, Giáo sư Tewari - chuyên gia sinh học tế bào ký sinh trùng, nhấn mạnh: "Mục đích nghiên cứu của chúng tôi không chỉ là sớm phát triển một loại thuốc, mà còn nhằm trả lời một câu hỏi cơ bản là loại ký sinh trùng này sinh sản và sống sót như thế nào cũng như cơ chế hoạt động của chúng. Ký sinh trùng có nhiều kiểu sinh sản, vì thế thậm chí nếu có chế tạo được một loại thuốc hay một vaccine hiệu quả, thì ký sinh trùng vẫn có thể thích nghi và chúng ta cần phải tìm hiểu là cách thức đó. Đây sẽ là bước đi tiếp theo nhằm tiến tới mục đích đó”.

 

Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222