Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh và cách phòng ngừa

Thứ ba, 26-12-2023 16:22 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh tật. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, phụ huynh thường đau đầu vì con ốm, sốt… Vậy cụ thể, các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh vào mùa lạnh?

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh vào mùa lạnh?

 

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh vào mùa lạnh?

   Thời tiết lạnh làm hệ thống tự bảo vệ của cơ thể hoạt động kém. Vốn dĩ, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, lại hoạt động kém, các bé càng dễ mắc bệnh hơn.

   Bên cạnh đó, mùa đông vào những ngày mưa, nhất là trời nồm, độ ẩm cao là điều kiện để vi sinh vật phát triển mạnh. Nếu thời tiết hanh khô, các loại vi khuẩn, virus lại tồn tại lâu và dễ phát tán trong không khí. Một số loại vi khuẩn, virus có khả năng gây viêm phổi đều sinh sôi, phát triển mạnh trong mùa lạnh bao gồm H.influenzae, S.pneumoniae, virus cúm, virus sởi, virus H5N1…

   Ngoài ra, thời tiết lạnh, khô làm khoang mũi dễ kích ứng, chất nhầy mũi đặc hơn. Đây chính là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh. Trước thời tiết này, người lớn thường hạn chế cho trẻ ra ngoài. Việc ở nhà kín, đóng hết các cửa để tránh lạnh cũng khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh

   Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh bao gồm:

Viêm phế quản

   Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới một tuổi hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà... Khi bị viêm phế quản, trẻ thường ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Mức độ ho càng ngày nhiều kèm theo tình trạng khó thở, thở rít.

 

Trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản

Trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản

 

   Trường hợp nặng trẻ còn bị tím tái, lồng ngực rút lõm, hít thở bị co kéo khó khăn. Nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời, tính mạng sẽ bị đe dọa vì ngừng thở.

   Thông thường, viêm phế quản kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần. Với các bé được chăm sóc tốt, bệnh sẽ khỏi hẳn. Trường hợp cha mẹ chủ quan không điều trị dứt điểm cho con, tình trạng viêm kéo dài dai dẳng sẽ tiến triển thành biến chứng suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…

Cúm

   Cúm thường do virus gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp và có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện bao gồm:

  • Sốt (>38 độ C).
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, dịch trong mũi có thể không màu, hoặc màu vàng, xanh
  • Đau họng, ho.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, trẻ khó chịu, hay quấy khóc, khó ngủ.
  • Biếng ăn, nôn mửa, có thể bị tiêu chảy.

Cảm lạnh

   Cũng giống như cúm, cảm lạnh thường do virus gây ra. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với tình trạng này. Khi mắc bệnh, đa phần trẻ cảm thấy đau họng, sổ mũi và ho. Ban đầu, họng bị đau là do tích tụ chất nhầy. Về sau, nước mũi xuất hiện và chảy xuống họng gây ho, đờm.

   Khi cảm lạnh trở nặng, trẻ thường thức dậy với các triệu chứng:

  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Hắt xì
  • Người mệt mỏi,
  • Đau họng kèm ho

 

Trẻ bị cảm lạnh thường chảy nước mắt, nước mũi

Trẻ bị cảm lạnh thường chảy nước mắt, nước mũi

 

   Tác nhân gây cảm lạnh còn ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Tình trạng này còn làm con bị tiêu chảy, nôn mửa.

   Cha mẹ cần lưu ý phân biệt triệu chứng của bệnh cúm với cảm lạnh:

  • Bệnh cúm gây sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể và các triệu chứng ở đường hô hấp khác. Phần lớn các triệu chứng của bệnh cúm như sốt sẽ thuyên giảm và biến mất sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho và mệt mỏi kéo dài. Sau 10 - 14 ngày, tất cả các triệu chứng thường biến mất hoàn toàn.
  • Cảm lạnh chủ yếu gây ho, không gây sốt cao. Các triệu chứng thường biểu hiện từ từ, cơ thể trẻ mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Viêm họng do vi khuẩn

   Viêm họng do nhiễm khuẩn tuy ít gặp hơn tác nhân virus nhưng dễ để lại biến chứng và hay tái phát. Thủ phạm gây bệnh thường gặp là chủng streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A). Chúng xâm nhập vào họng gây viêm ở amidan hoặc niêm mạc họng.

   Tình trạng viêm họng do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên 5 – 15 tuổi. Những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng hay mắc phải căn bệnh này.

   Trẻ bị viêm họng thường có các triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện đốm trắng bất thường trong họng và amidan, trẻ bị đau rát, ngứa họng, amidan sưng đỏ.
  • Sốt: Trẻ sốt cao trên 38°C nhưng cũng có trường hợp sốt nhẹ hoặc không sốt.
  • Sưng đau hạch bạch huyết ở cổ.
  • Đau họng dữ dội và dai dẳng làm trẻ khó nuốt, dẫn đến chán ăn, buồn nôn
  • Triệu chứng khác: Đau dạ dày, đau cơ và cứng cơ, khó thở, thở gấp, nước tiểu đậm màu sau 1 tuần viêm họng.

 

Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thường xuất hiện đốm trắng ở họng

Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thường xuất hiện đốm trắng ở họng

 

   Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, vi khuẩn liên cầu có thể đi vào máu, tới tim hay các cơ quan khác gây hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, viêm xoang, sốt thấp khớp (ảnh hưởng tới khớp và van tim), viêm cầu thận,...

Tiêu chảy

   Tiêu chảy là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Bệnh do rotavirus gây ra, thường kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ ba đến 24 tháng tuổi.

   Có thể thấy, các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh rất đa dạng. Chúng đều làm sụt giảm sức khỏe của con, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa các bệnh đó cho trẻ?

 

Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh

   Để phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh, cha mẹ nên:

  • Giữ ấm tốt cho con, đặc biệt là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu.
  • Vệ sinh thân thể trẻ thường xuyên
  • Cho trẻ ra ngoài vận động hợp lý
  • Tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Với trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý cho con bú trong vòng 48 giờ sau khi sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi lẽ, lượng sữa mẹ tiết ra sau khi vượt cạn (sữa non) rất giàu protein (cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường), đặc biệt là có nhiều thành phần quan trọng như globulin, các kháng thể tự nhiên: IgG, IgA, IgF…) giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trường hợp mẹ không đủ sữa và các bé trên 6 tháng tuổi cần có các biện pháp bổ sung dinh dưỡng và kháng thể phù hợp từ bên ngoài.
  • Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng có chứa sữa non cho trẻ, nhất là đối với các bé hay bị mắc các bệnh như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Để phòng ngừa những bệnh đó, cha mẹ nên áp dụng biện pháp bảo vệ trẻ từ bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho con. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222